Cứ gì mình

Thơ xuân

Một mùa hè Montréal

Thế hệ X

Trà dư tửu hậu

Chuyện tầm phào

Chớm thu

Sống và chết

Chuyện chó

Ta đã làm chi đời ta

Bên ngoài sân cỏ

Cho

Đồng

Hanoi

Lồng

Mới

Tiếc

Trăm

Trầu

Nhớ

Oan

Giấy vệ sinh

Từ chuyện Cô vi

Lại chuyện Cô vi

Sẹo BCG

Tonton Mỹ

Tuyến đầu

Cám ơn

Mũ áo xênh xang

Anh thư

Cắt tóc mùa dịch

Xi-nê ngoài trời

Nóng

Hứa

Câu

Bum

West Point

Cà Cuống

Chân dài

Harris ở Montréal

Karaoke

Các bà Phần Lan

Cabane à sucre

Xe lửa

Ông địa

Rượu đế

Tháng tư nghĩ về sách Sàigòn cũ

Tình Nguyện Viên

Phở Dậu

Tôm hùm

Dầu gió

Đô la đỏ

Lương khô

Đi gặp Nguyễn Trãi

Tiến sĩ giấy

Vịt

Cứ tưởng bở

Cu Tin

Mày - Tao

Răng khểnh

Bên lề tổ tôm

Khai bút

Tuyết ơi là tuyết

CỨ TƯỞNG BỞ

Ngày 7/2 vừa qua, một bé gái đi chơi xuân tại Mèo Vạc, Hà Giang, đã bị một nam thanh niên trẻ khống chế, giằng co giữa đường trước sự chứng kiến của nhiều người. Cô bé kêu la, gào thét phản đối nhưng nam thanh niên vẫn không dừng lại. Đám đông vẫn dửng dưng chứng kiến. Họ cho rằng thanh niên này đang thực hiện tục bắt vợ của người H’Mong nên không cần can thiệp. Một công an đã tới kịp thời để giải cứu cô bé.

Hình ảnh được cắt ra từ clip trên mạng xã hội cho thấy nam thiếu niên đang cố gắng kéo em gái về nhà mình nhưng bất thành
Cảnh "bắt vợ" ở Hà Giang ngày 7 tết Nhâm Dần.

Trước đó một ngày, tại Sa Pa, Lào Cai, cũng xảy ra một vụ tương tự. Một cô gái bị một nhóm thanh niên nắm chặt tay chân bắt về làm vợ. Cô gái chống cự kịch liệt, nắm chặt tay cô bạn đi cùng nhưng vẫn bị khiêng đi dưới trời lạnh giá. Cô đã phản ứng kịch kiệt. Khi thì ngồi xuống khóc, khi thì nằm xuống đường trì kéo nhưng đám thanh niên vẫn không dừng lại.

Vụ cô gái bị bắt vợ ở Hà Giang: Biến tướng đau lòng, cần phải dẹp bỏ! - 2
Cảnh "bắt vợ" ở Sa Pa vào sáng mùng 6 Tết Nhâm Dần.

Quả là người H’Mong có tục bắt vợ nhưng không phải bắt khơi khơi ngoài đường xá như vậy. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Hùng Vĩ, Giảng viên Đại Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội, thì tục bắt vợ là một hình thái đặc biệt của hôn nhân ngày xưa của người Việt chứ không riêng gì của người H’Mong. Tập tục này đã chết trong cộng đồng người Kinh từ lâu nhưng vẫn được duy trì trong cộng đồng người H’Mong. Nhưng thấy một cô gái vừa mắt đi ngoài đường, hè nhau bắt về làm vợ, không phải là tục “bắt vợ”. Bắt vợ trong phong tục của người H’Mong chỉ là một màn kịch. Trai H’Mong chỉ bắt tình nhân của mình. Hai người đã yêu nhau nhưng vì một lý do nào đó gặp trắc trở trong chuyện cưới xin, thường là vì không đủ tiền cưới, đồng lòng diễn màn kịch bắt vợ để đi tắt. Người con gái trong trường hợp này cũng sẽ chống cự nhưng cuối cùng sẽ bằng lòng theo chàng trai về nhà.

Ông Vương Duy Bảo, nguyên Cục Trưởng Cục Văn Hóa, cho biết là nhiều dân tộc thiểu số chứ không chỉ dân tộc  H’Mong có tục lệ gọi là “kéo dâu”, không phải “bắt vợ”. Ông giải thích: “Với người Kinh, khi một đôi nam nữ muốn trở thành vợ chồng sẽ cần các thủ tục như chạm ngõ, ăn hỏi, cưới xin thì người dân tộc cũng vậy. Tuy nhiên do nhiều gia đình không có đủ điều kiện thực hiện đủ các mục trên nên người dân nghĩ ra tục “kéo dâu” để rút ngắn các thủ tục, tiết kiệm chi phí. Thủ tục này được người H’Mong đồng tình công nhận. Nhưng điều kiện tiên quyết là đôi nam nữ phải yêu nhau, mong muốn trở thành vợ chồng, và cả hai tự nguyện kéo dâu. Trước khi tổ chức kéo dâu, chàng trai sẽ thông báo cho gia đình mình chuẩn bị mâm cơm, đồng thời hẹn bạn bè và cô gái mình thích ra một địa điểm đã thỏa thuận. Tại đây, chú rể, bạn bè sẽ cùng "kéo" cô gái về nhà mình, chàng trai sẽ nắm tay cô gái đi trước. Khi vào nhà, bước qua cửa nhà trai, bố mẹ chồng tương lai của cô gái sẽ đợi sẵn ở cửa, cầm con gà trống, quay trên đầu cô gái ba vòng phải, ba vòng trái. Đồng thời sẽ làm mâm cơm thắp hương khấn vái tổ tiên chứng giám cho người con dâu mới. Nhà trai sau đó sẽ cử một đoàn đại diện sang thông báo với nhà gái rằng: "Con gái ông bà đã ưng thuận về làm dâu nhà tôi. Chúng tôi cũng đã làm lễ báo cáo với tổ tiên". Chỉ cần như vậy là chàng trai, cô gái chính thức trở thành vợ chồng mà không phải trải qua bất cứ thủ tục cưới hỏi rườm rà, tốn kém nào nữa”.

Cháu nội Vua Mèo Vương Chí Sình lên tiếng về clip bắt vợ xôn xao ở Hà Giang - 2
Ông Vương Duy Bảo, cháu nội "Vua Mèo" Vương Chí Sình (Hình: Xuân Hải).

Tiến Sĩ Trần Hữu Sơn, nguyên Giám Đốc Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Lào Cai, người đã có nửa thế kỷ gắn bó với các dân tộc thiểu số miền Bắc, đã kể lại câu chuyện do chính ông chứng kiến và tham gia: “Trong một buổi xế chiều một ngày đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi, một thanh niên miền xuôi mới ra trường lên vùng cao công tác, nhìn phiên chợ huyện Bắc Hà tan, từng tốp người ngựa đi về. Cảnh hay nhất là cảnh người vợ dắt ngựa, người chồng lắc lư trên mình ngựa. Ở một gốc cây trước dinh nhà ông Hoàng A Tưởng có anh chồng nằm ngay dưới bãi cỏ, chị vợ giương ô nhẫn nại che nắng cho chồng. Ông mải mê quan sát và chụp ảnh... Bỗng có những tiếng quát to bằng ngôn ngữ H’Mông. Ông quay ra thấy ba người rượt đuổi theo một cô gái. Người kéo tay, người đẩy lưng cô gái chạy về phía bản Phố. Người dân đứng bên đường xem, có người nói to “cướp vợ” đấy! Ông vội đuổi theo định can thiệp. Ông gỡ tay người đàn ông ra, hô to với cô gái: “Chạy đi!” Nhưng cô gái không chạy, má đỏ bừng, miệng cười tươi, không có vẻ gì là nạn nhân bị “cướp” cả. Cô gỡ tay ông ra đi theo ba người đàn ông. Xa xa, một tốp đàn ông H’Mông khác đang đuổi đến. Tốp “kéo vợ” cùng cô gái chạy nhanh về thôn. Hóa ra đây là tục “kéo vợ” chứ không phải “cướp vợ”. Hỏi ra mới biết, cô gái và chàng trai này yêu nhau nhưng nhà gái thách cưới cao quá: 1 con trâu, 200 lít rượu, 10 sinh ngô (khoảng 250 kg), 3 con lợn to. Chàng trai nhà nghèo không thể chuẩn bị được lễ vật bèn tổ chức “kéo vợ”. Thế là tôi cũng tham gia, đi được một đoạn đường ngắn, tôi được khoác một chiếc áo H’Mông lên người. Một ông lại nhờ tôi cầm tay dìu cô gái. Và ông ta cũng nhập đoàn kéo nhanh cô gái đi. Sau tôi mới biết người đi kéo vợ phải là số lẻ từ 3 hoặc 5 người. Lúc đầu tôi tham gia lại thành 4 người thì một ông chân tập tễnh cũng phải tham gia cho đủ 5 người. Cô gái dù đau chân đi cà nhắc vẫn nhắc: “Anh trai khỏe lắm, sắp đến rồi”. Cô gần như quên đau, không cần chúng tôi dìu, chạy nhanh về làng. Đến cửa nhà, ông chủ nhà cầm con gà trống ra quay trên đầu cô gái ba vòng. Như vậy ma cửa đã công nhận cô con dâu là thành viên của gia đình. Đoàn anh trai cô dâu đuổi đến nơi định cướp lại em gái nhưng thấy lễ nhập ma đã xong đành bỏ về”.

Thì ra “bắt vợ” là như vậy. Đừng mơ đi đường thấy em gái nào xinh xắn dễ thương muốn bắt lá bắt. Như bắt thú trong rừng. Thiệt bé cái lầm. Cứ tưởng bở!

Thuở còn thanh niên, lũ chúng tôi rất thích đọc truyện về đường rừng. Nơi miền cao đó có nhiều thứ hấp dẫn. Chuyện ma hời, chuyện bùa chú, chuyện phong tục tập quán của dân miền núi khiến chúng tôi say mê. Các truyện đường rừng của Lê văn Trương và Lan Khai là thứ mà chúng tôi say mê ngấu nghiến hàng ngày.

Khi tới tuổi dậy thì, biết tò mò chuyện nam nữ, truyện đường rừng của Lê văn Trương, Lan Khai và các tác giả khác không còn hấp dẫn chúng tôi nữa. Chúng tôi tìm tới những chuyện “người lớn” hơn như chuyện “bắt vợ” và chuyện…cuôi ba dùm. Khoảng năm 1964, trên báo Bách Khoa có đăng một truyện ngắn của Vũ Hạnh có cái tên lạ hoắc “Cuôi Ba Dùm”. Tác giả lên miền thượng mà lòng vui như mở hội vì biết nơi này có tục cuôi ba dùm. “Đến khi được biết sẽ lên nghỉ ngơi nhiều ngày tại mạn Đông Đường và các cô gái miền này thường cuôi-ba-dùm - nghĩa là nằm ngủ thân ái với người khách lạ - thì tôi bắt đầu nhận thấy núi rừng không phải chỉ là vắt sên hút máu, đèo dốc cheo leo, thác nước ồ ạt tuôn đi không kể tháng ngày. Lên đường lần này tôi đã tỏ ra hết sức hăng hái, y như một người đeo đuổi trước mắt lý tưởng cao siêu. Nhưng đến cái dốc thứ chín, thì tôi cảm thấy rõ rệt qua cặp đầu gối, rằng mỗi một món tình yêu chưa đủ khuyến khích con người. Tới lúc bước vào cái buôn đầu tiên, gặp hai cô gái đã già ngồi bên suối nước, phô cặp vú xệ gần chấm cái váy cụt ngủn nhạt màu, giương mắt đục lờ nheo nheo nhìn tôi rồi nở nụ cười ngây ngô giới thiệu cả hai hàm răng đã cà mòn nhẵn thì tôi ngơ ngác và loay hoay mãi vẫn không nhớ được cái thằng ngốc nào đã từng mơ ước kết duyên với cô gái Thượng”.

Không phải tất cả đàn bà trên bản đều là những bà già vú xệ, tác giả đã tình cờ gặp một cô gái trẻ đẹp tên Y-Sao trong một đêm vui lửa trại. Với một ít tiếng dân tộc ăn đong, nhân vật xưng “tôi” tà tà tiến tới: “Tôi mến Y-Sao lắm lắm”. Nàng cười vui vẻ: “Y-Sao cũng mến các anh lắm lắm”. Con đàng gần đến, nếu dừng bước lại thì hóa xa xôi, tôi bèn đánh bạo nói tiếp:“Đêm nay tôi ngủ nhà Y-Sao nhé?”. Y-Sao gật đầu. “Cuôi-ba-dùm nhé?”. Y-Sao lại gật, mỉm cười tự nhiên, cúi xuống nướng bắp. Thế là nàng chịu “cuôi-ba-dùm moi măn” (ngủ thân ái một đêm) với tôi rồi! Không ngờ câu chuyện dễ dàng như vậy. Nhiều khi ta chạy hàng chục vòng tròn vô ích chung quanh chỗ ngồi dọn sẵn từ lâu”.
Đêm đó, tí ta tí tởn theo nàng về nhà, anh chàng “tôi” trong truyện như mở cờ trong bụng. Ước nguyện tưởng xa vời vợi bỗng nằm trong tầm tay. “Y-Sao ngoan ngoãn nằm xuống. Tôi vuốt má nàng. “Thương Y-Sao lắm”. “Y-Sao thương các anh lắm”. “Cứ thế! Không thương tôi à?”. “Thương chứ. Thương nhiều lắm đấy”. “Y-Sao làm vợ tôi đêm nay nhé?”. “Chẳng hiểu”. Tôi nghĩ: “Trời ơi! Gì mà chẳng hiểu, chẳng hiểu! Ngốc đến thế này thì thôi!”. Và bèn đổi giọng nài nỉ: “Tôi mở cái cà tiu nhé?”. “Đừng!”. “Không cho thì tôi chết đấy”. “Chẳng có chết đâu”. “Ghét Y-Sao lắm!”. Y-Sao không nói. Mặt nàng đọng lại trong dáng trầm ngâm khó hiểu. Thấy dùng văn hóa chẳng ăn thua gì, tôi quyết định dùng quân sự. Tôi vỗ về nàng, rồi thừa dịp nắm cà tiu của nàng và giằng mạnh xuống”.

Y Sao co người lại, xô mạnh anh chàng người kinh thích dùng đòn quân sự ra, co hai tay trong một tư thế phòng vệ. Mắt Y Sao quắc lên giận dữ. “Trong ánh lửa đêm, tôi thấy mắt nàng long lên sòng sọc, miệng nàng mím chặt, cương quyết lạ lùng. Những ý nồng nhiệt trong tôi phút chốc đã tiêu tan hết. Nhưng lòng tự ái vội vàng thế vào chỗ trống, khuyến khích đừng nên bỏ cuộc. Tôi liền sán lại ôm choàng lấy nàng siết chặt trong đôi cánh tay hung hãn cố làm ra vẻ tha thiết yêu đương. Để trợ lực sự chiếm đoạt, tôi bèn phát triển ý thức tò mò bằng cách khuyên mình cố gắng đến cùng để đo xem sức phản ứng của cô gái Thượng có thể chịu đựng đến mức độ nào mới phải đầu hàng. Hình như một thứ mặc cảm tự tôn của kẻ sống ở miền xuôi, tự hào văn minh hơn dân miền núi, đã củng cố thêm cho tôi ôm chặt lấy nàng. Y-Sao chuyển hết sức mình cố đẩy tôi ra một cách tuyệt vọng, nhưng không kêu cứu lời nào, hình như nàng phải nhận lấy trách nhiệm đối với chính nàng cho đến phút cuối. Tôi hổn hển bảo: “Y-Sao nghe lời tôi đi”. Nàng đáp phều phào: “Không đâu… không đâu… không đâu…”. Nhưng nàng lả người, mềm hẳn cả sức kháng cự. Tôi nới vòng tay, đặt nàng nằm xuống, vừa toan cúi xuống mình nàng thì nhanh như con sóc rừng, Y-Sao đã lộn người lại, nhào tới phía trước. Tôi thấy nàng đứng thẳng dậy, rút vội trên sàn chiếc dáo, quỳ xuống chĩa mũi nhọn hoắt về phía ngực tôi, trợn trừng cặp mắt, nói như tiếng rít: “Đừng bắt Y-Sao làm xấu cái buôn... Y-Sao không quen, không biết anh đâu!”.

Chàng người kinh phải lui quân, ký hiệp ước bằng cách hứa sẽ không bao giờ lộn xộn như vậy nữa. Nghe xong lời hứa, Y Sao nở nụ cười hiền dịu, cất chiếc dáo nhọn, nằm xuống bên cạnh khách. Nàng chăm bếp lửa lúc nào cũng ấm áp cho khách ngủ yên. “Y-Sao sửa lại tấm dồ cho tôi, vuốt trên tóc tôi, vỗ nhẹ lưng tôi y như người mẹ, người chị săn sóc giấc ngủ cho con em mình. Cử chỉ âu yếm của nàng thực là vụng về, nhưng rất tự nhiên, làm cho lòng tôi rưng rưng cảm động. Rồi nàng kéo trải một mí tấm dồ ra sàn, nằm đè người lên, vòng một tay qua ôm lấy mình tôi. Tôi nằm trong một lớp vải bọc kín, một đầu có người của nàng chèn giữ, một đầu có bàn tay nàng bó lấy. Tin ở lời thề, Y-Sao vẫn phải luôn luôn phòng vệ cho danh dự nàng! Tôi nằm yên, tâm hồn trở lại bình tĩnh. Nhìn cô gái Thượng xinh xắn đang nằm bên tôi, nhỏ bé hơn tôi rất nhiều nhưng cố ấp ủ lấy tôi bằng một tấm lòng bộ lạc rộng lớn, tự nhiên tôi thấy xấu hổ. Sự hối hận này của tôi chẳng tốt đẹp gì, đây chỉ là sự phản ứng để hòng vớt vát thể giá sau khi thất bại, một cách che đậy những sự tầm thường, trơ trẽn của mình. Nhưng tôi thấy mình trong giây phút này vẫn còn hiểu được phần nào Y-Sao là cả một sự an ủi. Bây giờ Y-Sao là hiện thân sự chiến thắng của phong tục đối với bản năng, hiện thân sức mạnh giáo hóa tập thể đối với những trò ngang ngược của con người ích kỷ. Trong khi tôi ép Y-Sao phải chìu theo sự thỏa mãn nhất thời và cố vẽ vời gọi là thương yêu thì Y-Sao vẫn cương quyết bảo vệ lấy danh dự nàng. Và nàng “chẳng hiểu” không phải là nàng ngu ngốc! Bởi vì bấy nhiêu tôi xem chẳng có nghĩa gì, chỉ là một sự tò mò khoác ở trên mình bộ lông da thú nhưng đối với nàng lại là tất cả, là danh dự, là cuộc đời, là nếp sống tinh thần, là tập quán cổ truyền. Một lát, Y-Sao chừng đã ngủ say, nhưng nàng vẫn còn ôm giữ lấy tôi, cánh tay vừa nói lên ý chở che, vừa nói lên sự đề phòng. Đợi cho hơi thở của nàng trở lại điều hòa, tôi khẽ trở mình gỡ nhẹ tay nàng, cẩn thận lật ngược mảnh dồ mà tôi đang đắp phủ lên mình nàng. Y-Sao nằm gọn ở trong tấm vải. Tôi bỏ tay qua, ôm trở lại nàng, như ôm núi rừng bao la cô đọng trong một thân xác nhỏ bé, và thấy rõ rệt từ trong đáy lòng nỗi niềm vui sướng của người mến yêu núi rừng, mến yêu vì có niềm tin…Khi tôi thức giấc thì trên người tôi lại phủ tấm dồ và ở bên mình không thấy Y-Sao. Bên ngoài, trời đã sáng rõ. Có lẽ nàng đi xuống suối lấy nước. Tôi vội ngồi dậy, gỡ liếp che cửa. Ánh sáng ùa vào tưng bừng. Núi rừng ngồn ngộn khoe khoang sắc lá tươi non, chim chóc phô màu lông mới trong buổi bình minh dạt dào sức sống của một khung cảnh thiên nhiên vĩ đại”.

Thiên nhiên yên ắng có sức mạnh làm nguội đi tà tâm của chàng trai miền xuôi. Cuôi ba dùm, chuyện tưởng vậy mà không phải vậy. Cũng ngủ đấy nhưng không phải là…ngủ. Lại cứ tưởng bở!

02/2022