Cứ gì mình

Thơ xuân

Một mùa hè Montréal

Thế hệ X

Trà dư tửu hậu

Chuyện tầm phào

Chớm thu

Sống và chết

Chuyện chó

Ta đã làm chi đời ta

Bên ngoài sân cỏ

Cho

Đồng

Hanoi

Lồng

Mới

Tiếc

Trăm

Trầu

Nhớ

Oan

Giấy vệ sinh

Từ chuyện Cô vi

Lại chuyện Cô vi

Sẹo BCG

Tonton Mỹ

Tuyến đầu

Cám ơn

Mũ áo xênh xang

Anh thư

Cắt tóc mùa dịch

Xi-nê ngoài trời

Nóng

Hứa

Câu

Bum

West Point

Cà Cuống

Chân dài

Harris ở Montréal

Karaoke

Các bà Phần Lan

Cabane à sucre

Xe lửa

Ông địa

Rượu đế

Tháng tư nghĩ về sách Sàigòn cũ

Tình Nguyện Viên

Phở Dậu

Tôm hùm

Dầu gió

Đô la đỏ

Lương khô

Đi gặp Nguyễn Trãi

Tiến sĩ giấy

Vịt

Cứ tưởng bở

Cu Tin

Mày - Tao

Răng khểnh

Bên lề tổ tôm

Khai bút

Tuyết ơi là tuyết

Nhạc chế

THẾ HỆ X

Bộ trưởng Bộ Nhân Lực Canada Lloyd Axworthy của Đảng Liberal vừa nhậm chức, sau khi duyệt lại tình trạng thất nghiệp trầm trọng tại Canada, đã phải thốt lên: “Chúng ta sẽ có một thế hệ lạc lõng trước mắt nếu chúng ta không hành động ngay...Ưu tiên quan trọng nhất là phải cho giới trẻ cơ may tin tưởng là họ sẽ có việc làm trong tương lai”.

Ông Axworthy đã bắt mạch đúng căn bệnh của giới trẻ Canada hiện nay. Học xong ra trường mấy khi vớ được job ngon ngay. Chỗ nào cần người là y như rằng có kèm theo điều kiện vài năm kinh nghiệm. Lấy đâu ra? Đành phải ôm những job hợp đồng ngắn hạn vài tháng hay một nămlà cùng. Vậy mà trong thời buổi kinh tế suy thoái này cứ chỗ nào có cho nghỉ việc là phần lo81n thấy giới trẻ lãnh đủ. Ít thâm niên,ít kinh nghiệm hơn là phải đội nón ra đi. Kể từ lúc bắt đầu nạn kinh tế suy thoái vào tháng 3 năm 1990 tới nay, số thanh niên từ 15 tới 24 tuổi đã mất 374 ngàn việc làm. Ở Quebec 14.7 phần trăm thanh niên từ 20 đến 24 tuổi bị thất nghiệp trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung tại canada chỉ có 11.6 phần trăm. Thế hệ trước, một sinh viên tốt nghiệp thì có tới 10 xí nghiệp chờ nhận vào làm việc, ngày nay một xí nghiệp có thể lựa chọn giửa 100 sinh viê tốt nghiệp cho một công việc. Năm ngoái, công ty Creative Research International làm một cuộc phỏng vấn 800 thanh niên trên khắp Canada về mối quan tâm hàng đầu của họ. 69 phần trăm trả lời đó là việc làm. 72 phần trăm thanh niên gốc Pháp và 58 phần trăm thanh niên gốc Anh đồng ý là việc làm cững chắc quan trọng hơn là tiền bạc.

Vì không kiếm được việc làm nên một nửa số thanh niên nam nữ tới năm 24 tuổi vẫn còn phải ở nhà ăn bám bố mẹ. Một điều thường đối với người Việt nhưng bất thường đối với dân bản xứ. Thông thường ra thì ở đây con cái từ 18 tuổi trở lên đều có khuynh hướng ra riêng sống tự lập.

Một bàn thăm dò khác của Công Ty Creative Research International vào năm 1992 đã cho biết “ngân sách” trung bình hàng năm của một thanh niên như sau: Vệ sinh cá nhân: 300đô; quần áo: 472 đô; tiền chợ: 624 đô; đĩa hát, băng nhạc, báo chí..v..v..: 676 đô; giải trí: 884 đô; ăn tiệm: 936 đô. Tổng cộng: 3892 đô.

Nhật báo The Gazette xuất bản tại Montreal ngày 6 tháng 11 vừa qua đã có một loạt bài đặc biệt về thế hệ trẻ từ 15 tới 24 tuổi mà họ gọi là Thế Hệ X, theo như chữ dùng trong một cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1991 của nhà văn Douglas Coupland ở Vancouver. Thế hệ này bao gồm gần một triệu thanh niên ở Quebec và 3 triệu 8 thanh niên trên toàn quốc Canada. Thế hệ X trưởng thành với bệnh Aids, hiếp dâm, dao súng và áo thung in hình Mike Tyson. Nhưng thế hệ này cũng là thế hệ có học thức nhất từ trước tới nay với hơn 105 ngàn sinh viên Đại Học ở Quebec – gấp đôi năm 1970.

Đây cũng là thế hệ đầu tiên lớn lên trước màn ảnh TV, nơi mà trước khi kết thúc bậc tiểu học chúng đã bị nhồi vào đầu trung bình 8000 vụ án mạng. Còn sex thì tràn lan trên màn ảnh lớn cũng như màn ảnh nhỏ với những cảnh trắng trợn và những pha khỏa thân nhì rõ ràng từ phía trước. Không phải chỉ coi không thôi. Theo thống kê thì một nửa số em ở lớp 11 đã biết mùi đời!

Thế hệ X là thế hệ sống trong một gia đình ít con cái (1 hoặc 2 con là nhiều), người mẹ đi làm, được ăn mặc đầy đủ và có nhiều tự do hơn các thế hệ trước. Nhưng đây cũng là thế hệ của gia đình tan vỡ. Nửa số gia đình ở Quebec có cha mẹ ly dị. Số trẻ em bỏ gia đình đi bụi đời ngoài đường phố cũng tăng. Nguyên ở thành phố Montreal, theo thống kê của tòa Thị Chính, thì có 5000 em vô gia cư nhưng Cơ Quan Y Tế Liên hiệp Quốc (WHO) thì đưa ra con số 14 ngàn trẻ em lang thang trên đường phố Montreal.

Thế hệ X ra đời vào lúc các giá trị xã hội bị đảo lộn và tan rã. Tỷ lệ số trẻ em dưới 19 tuổi tự tử tại Quebec là 17.9 phần trăm và tại Canada là 12.9 phần trăm. Lấy vợ lấy chồng không phải là “mốt” của thời đại này. Trong nhóm tuổi từ 20 tới 24 chỉ có 3 phần trăm nam và 6 phần trăm nữ lập gia đình so với 12 phần trăm nam và gần 18 phần trăm nữ vào năm 1975. Trong nhóm tuổi từ 25 tới 29 có 7 phần trăm nam và 9 phần trăm nữ lên xe hoa so với 16 phần trăm nam và hơn 12 phần trăm nữ váo năm 1975.

Thế hệ này lớn lên trong một xã hội đa chủng với nhiều sắc dân thiểu số đến định cư. Trong một cuộc thăm dò của Tạp Chí L’ Actualité năm nay, phân nửa thanh niên Quebec nói là họ nghĩ sẽ có thể có một Thủ Hiến tỉnh bang Quebec là người da đen trong vòng 15 năm nữa!

Theo thống kê thì lớp tuổi từ 15 tới 24 tại Quebec chỉ có trên 1 phần trăm da đen, gần 2 phần trăm Á Châu, hơn 3 phần trăm Ý, gần 2 phần trăm Inuit, 1 phần trăm thổ dân da đỏ so với 81 phần trăm gốc Pháp và 4 phần trăm gốc Anh.

Trong số 2 phần trăm nhỏ nhoi thanh niên gốc Á Châu có bao nhiêu phần trăm thanh niên Việt Nam chúng ta? Thống kê không cho biết nhưng trong 8 thanh niên nam nữ được báo The Gazette phỏng vấn có một người Việt Nam: cô Hang Le Hong ( Lê Hồng Hằng?).

Cô Hằng năm nay 22 tuổi, thông thạo Anh và Pháp Ngữ, thông minh, ham hoạt động. Theo cha mẹ tới định cư tại Montreal từ hồi mới 5 tuổi, cô Hằng tốt nghiệp Đại Học Concordia về Tài Chánh và Kế Toán. trong thời gian theo học, Hằng hoạt động rất hăng say. Với tư cách Phó Chủ Tịch Hội Tài Chánh (Finance Society) trường Concordia, cô đã tổ chức một buổi tiệc trà tiếp tân để giới thiệu một số doanh nhân với các sinh viên. Mùa thu năm ngoái, có 5 xí nghiệp lớn tới tuyển người tại Concordia và các Đại Học khác. Đó là Anderson Consulting, General Electric Canada Inc., Chubb Insurance Company of Canada, Ngân Hàng Hongkong và Ngân Hàng Laurentien. Trung bình có khoảng 100ứng viên tranh nhau một công việc tốt. Hằng là một người chiếm được một job khá tốt của Chubb Insurance Company of Canada. Kinh nghiệm của Hằng: “Bạn phải có một kế hoạch dài hạn. Đừng đợi tới semester cuối mới hốt hoảng đi kiếm việc”. Trong bốn kỳ hè liên tiếp kể từ hè 1989, Hằng đã làm Phụ Tá Quản Lý hồ bơi tại Thị Xã St Bruno.

Giống như những người trẻ tuổi khác, Hằng cho biết cô không muốn suốt đời chỉ biết có làm việc và làm việc tuy cô cũng nhìn nhận là kinh tế làm mọi người bấn loạn. Nhìn về tương lai, cô cho biết cô thích một gia đình có 4 con nhưng cũng thấy trên thực tế chỉ nên có hai con thôi!

Những gì mà cha mẹ khuyên dạy, cô ghi nhớ được hai điều. Một của mẹ: Ngày hôm nay con có mọi thứ, ngày mai con có thể mất hết. Cha mẹ cô đã mất tất cả tài sản khi cộng sản chiếm miền Nam. Một của cha: Nên nhớ con là người thiểu số sắc tộc, con đừng trông mong gì vào sự quen biết.

*

Loại bài đặc biệt của nhật báo The Gazette đã vẽ ra cho thế hệ trẻ một xã hội chật ních những khó khăn mà để sống còn tuổi trẻ phải vất vả tranh đua, bền chí trong học hành cũng như khi ra trường. Tuổi trẻ dân bản xứ vất vả một phần thì tuổi trẻ dân thiểu số sắc tộc vất vả mười phần. Vậy mà bằng trí thông minh sẵn có, bằng sự cần cù truyền thống của dân tộc, tuổi trẻ Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong xã hội lắm bon chen này.
Cái đáng quí của những người trẻ Việt Nam không chỉ có vậy. Hai vai gánh vác sự nghiệp, họ còn đeo trên lưng nỗi khắc khoải về quê hương dân tộc.

Tối thứ bảy 6 tháng 11 vừa qua, Hội Trường Marie Gérin Lajoie Của Đại Học UQUAM đã không còn một chỗ trống trong đêm văn nghệ Tuổi Trẻ và Quê Hương do Liên Hội Sinh Viên Việt Nam tại Montreal tổ chức. Đây là đêm văn nghệ Liên Trường lần thứ tám. Tám năm liền không gián đoạn, sinh viên Việt Nam đều đặn mang đến cho khán giả những chương trình văn nghệ đặc sắc đầy ắp tình tự dân tộc.

Mỗi tiết mục là một nét độc đáo mà tiết mục nào cũng là những tiết mục hợp diễn đòi hỏi nhiều công phu luyện tập. Suốt bốn tiếng rưỡi đồng hồ sân khấu lúc nào cũng vui nhộn, hấp dẫn, trẻ trung và sôi động. Điều đáng ghi nhận là tất cả các vũ khúc và các vở kịch đều do sinh viên tự sáng tác và trình diễn. Buổi văn nghệ là một tập họp đông đảo của sinh viên 15 trường Đại Học và cao Đẳng ở montreal cộng thêm Đại Học Sherbrooke và Đại Học Laval ở Quebec.

Nét độc đáo của các buổi Văn Nghệ Liên Trường mỗi năm là lối giới thiệu các màn trình diễn. Không phải là lối giới thiệu cứng ngắc của một hoạt náo viên như thường thấy mà là lối giới thiệu dí dỏm, khôi hài ý nhị của từng cặp sinh viên nói chuyện với nhau rất dễ thương. Có thể nói mỗi lần giới thiệu thì chính nó là một tiết mục văn nghệ gọn ghẽ và duyên dáng. Các hoạt náo viên tài tử này nói năng rất tự nhiên và lưu loát, kết hợp ca dao, hát hò, thơ văn, lịch sử, hài hước, thời sự và ngay cả đời sống thường nhật trong khuôn viên Đại Học làm khán giả cười ngiêng ngả thú vị. Không khí Hội trường lúc nào cũng sinh động và tươi mát mà không một buổi văn nghệ chuyên nghiệp nào có được.

Loáng thoáng những lời phê bình nghe được của khán giả. Mỗi năm mỗi độc đáo, chẳng năm nào giống năm nào, tụi nhỏ làm được quá chứ!...Đúng là tuổi trẻ, thật vui nhộn mà cũng thật cảm động!... Dễ thương và đáng quý quá!

Cũng loáng thoáng nghe lén được câu chuyện của mấy cô sinh viên ngồi ở hàng ghế sau. Mấy cô than với nhau là nhiều khi chẳng hiểu mấy bạn mình ở trên sân khấu nói gì. Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phạm Thiên Thư là ai mà nghe tên lạ hoắc, hát hò gì mà rắc rối khó hiểu quá.

*

Chuyện nghe lén lẽ ra chẳng nên khai ra đây làm gì. Nhưng từ câu chuyện này mới thấy nẩy sinh ra vấn đề.
Những người trẻ cùng một thế hệ mà người thì nắm bắt được tinh hoa của dân tộc, người thì chẳng hiểu mô tê gì những câu nói văn vẻ của tiếng mẹ đẻ. Sự tình này do đâu mà ra? Do giáo dục gia đình hay do thời gian rời bỏ quê hương lâu mau khác nhau? Cùng một thế hệ đã vậy, thế hệ sinh viên sắp tới gồm những em sanh đẻ tại đây có nhiều em không biết đọc, biết viết tiếng Việt hoặc tệ hơn nữa có những em không nói được tiếng Việt thì sẽ ra sao?

Vấn đề đặt ra nghe mà nhức nhối cái đầu. Chúng ta chẳng ít thì nhiều đều phải tự thấy mình có trách nhiệm với thế hệ đàn em. Chúng ta sẽ phải làm gì cho những người trẻ Việt Nam không phải chỉ mang cái xác Việt Nam mà phải là một con người Việt Nam đích thực từ thân xác tới tâm hồn.

Với tài tổ chức, với tình yêu quê hương dân tộc, với niệt huyết của tuổi trẻ như những sinh viên tổ chức và góp phần trong đêm văn nghệ Liên Trường vừa qua đã chứng tỏ, người ta vững tin là nếu được khuyến khích và giúp đỡ, tuổi trẻ có thể tự tạo cho mình những cơ hội gặp gỡ trong một bầu không khí trẻ trung, sinh động và thương yêu để đưa nhau tìm về cội nguồn dân tộc.

Thế hệ sinh viên hiện tại, thế hệ của những người hoặc đã có một thời sống ở Việt Nam, hoặc còn có thể có một số hiểu biết về văn hóa Việt Nam, là thế hệ bản lề, là cây cầu nối liền hai bờ sông: bờ bên đông và bờ bên tây. Cây cầu này cần phải được giữ vững cho những thế hệ sau vượt qua để bắt được hơi hướng của quê hương.
Ông Bộ Trưởng Bộ Nhân lực Canada Axworthy kêu gọi phải hành động ngay để khỏi có một thế hệ lạc lõng. Vấn đề của người Việt hải ngoại chúng ta còn cấp bách hơn nhiều. Nếu chúng ta không hành động ngay thì cây cầu sẽ sụp đổ và chúng ta chẳng còn một cơ may nào để có được một cây cầu khác.

Nắng Mới, Montreal, số 27, tháng 12/1993