Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

dutule (ngày 21 tháng 11-2014):

Phiếm…gia Song Thao, theo tôi rất xứng đáng với danh hiệu “Phiếm Chủ”, khi ông lại bất ngờ “khủng bố” làng… phiếm bằng tập “Phiếm 15”, 400 trang dày cui. Quý bạn đọc nào chân cứng nhưng tay… yếu, trong cơn kích động vì những trận cười do “Phiếm Chủ” của chúng tôi đem lại, để rơi sách trúng đầu ai đó, nhẹ lắm thì cũng phải gọi 911… Nặng hơn, thì… miễn bàn.

Ở trận “thượng dài” không có địch thủ lần này, người đọc có cảm tưởng “Độc cô cầu bại” Phiếm chủ Song Thao đã giảm bớt “tốc độ” kích thích nụ cười để mở ra một chân trời…u ám mới. Đó là nỗi buồn có tên! Tên đó là “Sách”.

Ngay nơi bìa 4, với chân dung tác giả tươi rói trước “hoa với rượu”, chụp bởi Trần Anh Thái, ông viết:

“…Tôi nói đây là một hiện tượng bất thường vì bây giờ in sách là một hành động quả cảm. Kinh tế suy thoái, độc giả thường là các bậc cao niên nay vị thì về với ông bà, vị thì mắt mờ, vị thì tay run, vị thì không còn đủ sức khỏe và minh mẫn để cầm tới cuốn sách. Lại nữa bây giờ máy móc tràn lan, nào computer, nào laptop, nào tablet, nhà nhà đều có năm bảy chiếc, người người ôm chiếc máy gọn nhẹ trên tầu trên xe, mỗi chiếc máy chứa được cả chục ngàn cuốn sách đọc mút mùa lệ thủy, lại cho không biết không, hoặc nếu có phải mua thì cũng rẻ rề. Vì vậy nên đọc đọc sách trên các máy móc điện tử này là một cái mốt văn minh hết biết. Sách in chịu phận hèn, bị năm ba chưởng đánh cho tối tăm mặt mũi nên mai một dần. In sách bây giờ chết thì chẳng chết , nhưng chắc chắn bị thương từ nhẹ tới nặng…”

Đọc “tâm sự lúc không giờ” của Phiếm Chủ Song Thao, những người hâm mộ ông nhiều phần sẽ hốt hoảng, liên tưởng tới chuyện Phiếm Chủ sẽ buông “xéng” - - Không còn bắn đì đùng mua vui cho bá tánh nữa…

Nhưng thưa những vị đã nghiện mùi thuốc… súng hoa cải của nhà văn Song Thao, xin hãy khoan tâm. Ngày nào bạn-tôi còn bảnh chọe ngồi trước ly rượu chát, với vài ba đĩa xì-tếch vây quanh (như trong hình của Trần Anh Thái (bìa sau), thì ngày đó, bạn tôi vẫn còn “song kiếm hợp bích” với những đường gươm lấp lánh thiên hạ sự và, những chuyện chỉ có…”hồn” một khi được kể bởi bạn tôi.

Thí dụ chuyện cố nhà văn Chu Tử với “sự cố” tắm truồng của phụ nữ làng ông… Hay chuyện Phiếm Chủ tình cờ được gặp tác giả ca khúc “Hè về” tự những năm 1967 ở Hoa Thịnh Đốn, khi Phiếm Chủ được cử qua tham dự một cuộc hội thảo chuyên ngành của ông thời đó. Tôi không biết Phiếm Chủ có “thành khẩn khai báo” với nhạc sĩ Hùng Lân rằng, thời còn đánh đinh, đánh đáo, ông đã từng “…phồng mang trợn má hát bài ‘Hè Về’ một cách say sưa…” hay không?

Chỉ biết, theo ông thì: “…Ngày đó thấy một cái đầu đen Á Châu đã thấy có cảm tình, cái đầu đen này lại nói tiếng Việt thì mừng hết lớn. Chuyện nổ như bắp rang, hỏi ‘lý lịch’ nhau, ông mới xưng ông là nhạc sĩ Hùng Lân. Hóa ra ông Hè Về! Ông hỏi han người đang ở đâu tá, tôi nói tình thực, ông phán ngay: ‘Ở vậy thì buồn chết! Về chỗ tớ ở cho vui!’ Vậy là tôi về khách sạn, trả phòng, đi theo ông nhạc sĩ…”

Những câu chuyện như vậy, tôi nghĩ dù tương lai, kỹ nghệ điện toán có “biến hóa” tới đâu thì nó cũng không thể thay thế những “thang thuốc bổ” của Phiếm Chủ Song Thao được.
Ổng “than” là “than” cho vui vậy thôi, chứ: “ngày nào còn bác Song Thao / vẫn còn mãi đấy phiếm…vào, phiếm… ra"

Muốn liên lạc trực tiếp với tác giả “Phiếm 15”, xin gọi Song Thao/ Tạ Trung Sơn (514) 354-5338. Hoặc email: tatrungson@hotmail.com