Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn SONG THAO

Houston ngày 10 tháng 04 năm 2013

Kính chào nhà văn Song Thao,
Đầu tháng Tư rồi, anh Song Thao ơi, mùa Xuân lại về! Trời Houston mấy hôm nay dường như ấm lại. Gió xuân nhè nhẹ lướt qua khu vườn cam quít sau nhà thoảng đưa hương thơm ngào ngạt của các loài bông cam, bông bưởi ngạt ngào gợi nhớ về một thời cách nay sáu bảy mươi năm khi tản cư chạy giặc trở về vườn cũ, tía má tôi cũng có những mùa bông cam, bông quít, bông bưởi, bông chanh ngát hương thơm như vậy, anh Song Thao!

Với gió xuân và vườn nhỏ sau nhà như vậy, và rồi tôi lại chợt nhìn lại những tháng ngày, nhớ về những bến sông trong dòng đời thoắt chốc đã qua rồi hơn bảy mươi năm! Với cảnh xuân về hòa cùng nỗi nhớ ấy, đầu năm này, tôi mới gom góp lại những gì còn nhớ được làm thành hai gói nhớ “Lá Thư Từ Kinh Xáng” và “Nhớ Về Những Bến Sông”, mong làm quà dành cho anh nhơn tháng 5-2013 anh ghé lại vùng nắng nóng nơi này vậy! Sách nay đã có rồi, chỉ chờ anh qua là trao tận tay anh thôi, như một món quà nhà quê chất phác, hiền hòa và thơm mùi bông cau, bông bưởi ngày nào!

12
Hai bìa sách của Hai Trầu vừa in xong vào đầu tháng 04-năm 2013

Thưa anh Song Thao,
Đó là về phần người đọc nhà quê già này muốn chia sẻ cùng anh với tấc lòng thành. Còn nỗi niềm này nữa, như một niềm mê mẫn đọc truyện của anh, không dứt trong lòng tôi từ hồi biết được anh có tài viết truyện rất tài tình. Số là trong kỳ trò chuyện cùng anh về Phiếm, tôi có nhắc là tôi rất mê truyện ngắn của anh, nhất là tập truyện “Chốn Cũ”; vì tôi chĩ có “chốn cũ” mà chưa có các truyện khác, nên rồi tôi cứ lò mò đi tìm hoài, và mãi tới đầu tháng Tư năm 2013 này, tôi mới cầm trên tay cuốn truyện “Chốn Cũ” của anh và tôi bắt đầu đọc như thuở nhỏ hồi còn đi học mà mê đọc truyện của các nhà văn thời tiền chiến . Chốn Cũ của anh, ngoài phần “ngoại tập”, tôi đọc một hơi các truyên chính trong cuốn sách mỏng vỏn vẹn 178 trang trong số 225 trang của cuốn sách này. Nội dung chính của tập truyện này gồm những truyện  “Giữa đàng”, “Tưởng”, “Chốn cũ”, “Nhảy chân sáo”, “Lẽ ra”, “Rong chơi”, “Tìm về”, “Cay đắng”, “Trong vùng lãng quên”, và “Niềm vui không trọn”, dường như truyện nào cũng níu tay tôi lật tiếp, lật tiếp những trang tiếp theo trang cho tới trang cuối cùng của mỗi truyện, dù già nhiều rồi, tóc bạc màu cũng bộn, và mắt khá mỏi nữa mà sao tôi cứ muốn lật tiếp, lật tiếp hoài những trang sách chan chứa biết bao nỗi niềm thiết tha của tác giả chứa đầy trong những dòng chữ khắc khoải bồi hồi ấy!

Với “Giữa đàng” người đọc bắt gặp cô giáo ngày xưa gặp lại đứa học trò cũ năm nào của mình giữa đường mà như xôn xao những niềm thương mến ngày nào của cô giáo vẩn dành cho cô học trò mà mình hằng thương mến. Rồi truyện ngắn “Chốn cũ” tác giả trải nỗi lòng lên trang giấy khi về nhìn lại căn nhà cũ của mình giữa lòng Hà Nội sau hơn nửa thế kỷ mới có dịp quay về. Ở đây ngoài niềm xúc cảm làm lòng người đọc mềm lại, tác giả còn cho chúng ta thấy được cái tài tả cảnh, tả vật, tả nỗi lòng nữa, đọc mà như mắt mình nhìn thấy được cảnh ấy, tay mình sờ lên được tay vịn những bậc thang, mũi mình nghe được mùi ẩm mốc của căn nhà xưa nơi chốn cũ và lòng mình như ứa tràn nỗi niềm xúc cảm bồi hồi cùng với tác giả vậy! “Chốn Cũ” được tác giả đặt tên cho tựa cuốn sách, quả có nguyên do rất riêng và đúng chỗ của nó biết bao!

3
Bìa tập truyện “Chốn Cũ” của Song Thao, do Nhân Ảnh xuất bản, Canada, năm 2006.

Nhưng có lẽ những truyện kể xoay quanh chủ để “Chốn cũ” đã được tác giả kể đến là “Nhảy chân sáo”, “Lẽ ra”, “Tìm về” như làm cho “chốn cũ” nồng nàn thêm lên mà  nhất là “Trong vùng quên lãng” và “Niềm vui không trọn”, tác giả viết về hai đấng sanh thành ra mình vào những ngày hoàng hôn của cuộc đời, nó mới là những gì tác giả muốn viết, muốn  mang hết cả tấm lòng của tác giả vào trong truyện.  Ở đây không còn là truyện của nhà văn Song Thao , mà, theo tôi, đó chính là tấc lòng hiếu thảo của một người con muốn dâng hết lòng mình lên hai đấng sanh thành ra mình, vô cùng cảm động.

Anh Song Thao ơi, tôi mới chợt nhớ lại lời kết trong cuộc trò chuyện với anh hồi năm ngoài, và nay tôi vẫn muốn lập lại thêm một lần nữa: “Phiếm của Song Thao là sự đời muôn mặt và Truyện của Song Thao là tâm hồn của một nhà văn trôi bếnh bồng trên những trang sách dễ thương biết bao!” Phải thế không, thưa anh Song Thao?

Kính chúc anh chi luôn dồi dào sức khỏe, an vui, hạnh phúc.

Kính thư,
Lương Thư Trung