Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

SONG THAO - BÊN LƯNG NHỮNG CON CHỮ

Thưa quý vị và các bạn,

Đây là mục " Đọc Sách" do Nguyễn Đình Toàn và Hồng Ngọc phụ trách.
Trong buổi phát thanh hôm nay, chúng tôi đọc và giới thiệu cùng quý vị và các bạn tập truyện ngắn " Bên Lưng Những Con Chữ " của Song Thao.
Sách dày 218 trang và do nhà "Văn Mới" ở Mỹ xuất bản.

"Bên Lưng Những Con Chữ" là tập truyện ngắn thứ 6 của Song Thao được xuất bản, kể từ l993 đến 2003.

Như thế trung bình cứ 2 năm Song Thao hoàn tất và cho ra đời một tác phẩm.

Tại Cali hiện nay, gần như đã trở thành một thông lệ, tác giả có tác phẩm mới xuất bản, nhạc cũng như thơ, văn, đều tổ chức những buổi gọi là " ra mắt," vừa để giới thiệu vừa để có dịp gặp gỡ thính giả hay độc giả của mình.

Và, trong buổi ra mắt cuốn "Bên Lưng Những Con Chữ" được tổ chức tại phòng sinh hoạt của nhật báo "Người Việt" mới đây, để trả lời câu hỏi của một độc giả,"làm thế nào ông có thể viết được nhiều và đều đặn như thế", Song Thao cho biết, "viết riết rồi tôi làm công việc ấy như người lái xe trên xa lộ, nhiều khi quên cả rằng mình đang lái xe nữa".

Ngắn gọn, chúng ta có thể hiểu Song Thao viết tương đối dễ dàng, hay ít ra là cũng không mấy khó khăn.

Quả thật như vậy. Người ta có cảm tưởng, ông đặt bút xuống, hay gõ một con chữ trên máy, là chữ nọ làm liên tưởng, nẩy sinh chữ kia, ông chỉ việc gom lại, sắp xếp vị trí cho chúng, chừng nào ông muốn cho người đọc cười một mình, ông biết cách để cho các nhân vật xài một số ngôn từ, qua đó, cuộc đời, sự việc tự hiện hình /hài hước/ bi thảm, nửa đùa nữa thật.

Người ta có thể bắt gặp những điều ấy trong bất cứ trang sách nào của Song Thao. Truyện của ông gần như không có truyện. Thế mạnh và thế yếu của ông nằm trong cuộc chơi chữ /nghĩa như thế.

Sau đây là một đoạn trích trong truyện " Canh Cánh Bên Lòng" của Song Thao :

" Đi ăn cưới cũng giống như đánh bạc. Hên thì được một đêm vui. Xui thì chịu vài tiếng đồng hồ cực hình. Mười cái mặt lạ hoắc ngồi nhìn nhau như mười tội đồ. Chuyện thời tiết cũn cỡn có vài câu, thoáng cái đã hết. Ngồi rặn mãi cũng chỉ thêm ra dăm ba câu vô thưởng vô phạt. Rồi lại đần mặt ngượng ngùng. Mấy bà còn có cái thú nhìn kim cương hột xoàn của nhau. Mấy ông thì vơ vẩn không biết để con mắt vào đâu. Chỉ có chị bồi bàn cứu vãn được tình thế. Những đĩa thức ăn tiếp nối nhau được đặt xuống bàn như một cứu rỗi. Nói chuyện với gà vịt tôm cua bằng đầu đũa coi bộ dễ hơn nói với nhau bằng mồm miệng.

Đêm nay tôi gặp hên. Cả bàn là bạn cũ. Có ông từ thuở còn đi học. Có ông từ thuở trai tơ chạy nhong ngoài đường như chó dái. Lại có ông từ thuở mới bắt đầu đi làm cứng ngắc với chiếc cà vạt vụng về trên cổ. Nhưng vẫn lòi ra một ông chẳng biết là ai. Quái lạ, sao cái điệu bộ và cặp mắt trợn trừng lên khi nói của ông này hình như đã thấy ở đâu rồi. Khuôn mặt tròn vo, mớ tóc nhuộm đen nháy chải hớt ra sau bóng nhẫy, nói năng ậm ừ, rõ ràng có nét quen quen. Đang tính đánh bạo vấn câu người ở đâu tá, thì cặp mắt ốc nhồi đã phóng qua đậu trên mắt tôi.

"Ông không nhận ra tôi à?"

Hơi ngượng tôi ấp úng.

"Tôi thấy ông quen quen, đang cố gắng chắp ông vào một khoảng thời gian nào mà chưa ra".

Bộ mặt phủ phê trước mặt tôi như thách đố, giọng nói mất vui thấy rõ.

" Thì ông cố chắp tiếp đi. Trông thấy ông là tôi nhận ra liền, chẳng phải chắp chiếc lôi thôi gì cả?"

Câu chuyện giữa hai người tiếp nối. Họ đã nhận ra nhau. Nhớ lại thời đánh bi đánh đáo. Nhớ lại Hà Nội. Hỏi thăm nhau về những người bạn cũ.

" Ông có tin gì về những thằng hàng xóm cũ của mình không? Tuấn điên.Toàn mỏng. Ngọc sấu. Thích ve sầu. Ngô kiếm hiệp?"

" Chúng nó chết hết rồi ông ơi!"

Tôi thẫn thờ.

"Chết hết rồi à? Sao ông biết?"

" Có đứa tôi biết chắc, có đứa tôi nghe đồn, nhưng chết thì đâu có gì lạ hả ông?Loạn ly như thế, khổ cực như thế, cứ lăn ra mà chết. Vậy nên gặp lại ông tôi mừng, tụi mình như những con chim còn đập cánh được sau cơn bão táp. Chẳng biết ông ra sao chứ tôi bệnh tật cùng người, vẹo lúc nào không hay. Uống với nhau một ly chăng? Cái thứ vang đỏ này được lắm. Chẳng nói dấu gì ông, bệnh thì bệnh, tôi lúc này chỉ còn vui thú với ba chén rượu nên mồm miệng cũng phân biệt được cái nào ra cái nấy. Cạn nhé!".

Những sự việc trong truyện của Song Thao thường xẩy ra đột ngột. Bạn bè chúng ta đâu cả? Chúng chết hết rồi! Có gì quá đáng trong câu trả lời ấy không? Những câu trả lời như thế giấu ở đằng sau nó những năm dài chiến tranh, những vụ trôi sông, bêu đầu giữa chợ, mỗi người đọc chắp nối với kinh nghiệm của riêng mình, hiểu ngay và còn có thể liên tưởng đến nhiều thảm họa khác nữa.

Chỉ một sự việc nhỏ thôi, Song Thao có thể vẽ lại cả một quá khứ. Nhân vật Uyên trong truyện " Trên Đỉnh Whistler" nói nàng ghét xe đạp không phải chỉ vì chiếc xe đạp. Chàng không hiểu nàng nói gì.

Song Thao viết :

"Trông bộ mặt ngây ngô của anh tức cười quá! Làm sao anh hiểu được. Em phải đầu đuôi đàng hoàng cho anh lấy lại cái vẻ đẹp trai mới được. Nguyên là sau bảy lăm, em phải đi dạy học. Nhà thì tuốt trên ngã tư Bảy Hiền mà trường thi tuốt bên Gia Định, mỗi ngày phải đạp xe từ đầu này tới đầu kia thành phố, mệt ná thở luôn. Nhưng mệt thì nghỉ xong là hết mệt. Cái lo là đạp xe như vậy mòn quần hết. Gia tài chỉ có hai chiếc quần đen mặc đi dạy, vải mua thì khó, lương lại chẳng đủ ăn tiền đâu mua vải, nên đạp xe mà chỉ lo chiếc quần. Nói thấy tức cười chứ lúc đó em lo chiếc quần hơn là lo cho sức khỏe của mình".

Trong cách viết truyện ngắn của Song Thao người ta luôn bắt gặp một nụ cười đằng sau những giọt nước mắt.
Cả hai điều chứng tỏ ông có cái nhìn sắc xảo và là một người có từ tâm.

Nguyễn Đình Toàn
Đã phát trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 4/9/200