Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

HAI MƯƠI
Hồ Đình Nghiêm

Có bài hát cũ, lời như thế này: “Khi anh hai mươi, em mới sinh ra đời…” Một bản nhạc tình? Sắt son đắm đuối chẳng nề hà chuyện thời gian. Ngày xưa, theo các cụ cho hay “gái hơn hai trai hơn một”. Cứ theo cẩm nang ấy mà thực hành thì ắt sẽ sắt cầm hoà hợp đầu bạc răng long. Và cực “cổ lai hy” trăm năm mới xẩy ra một là tuổi tác giữa “chàng” sánh cùng “nàng” cách biệt những 20 cuốn lịch. Ôi, hai mươi niên biết bao lá rụng bèo dạt hoa trôi mà anh còn sân si đến bên em thốt lời thề nguyền.

Nhưng bây chừ, buổi “đương đại” này xem vấn nạn ấy là chuyện nhỏ. Con thỏ lớn bi nhiêu thì hổng bàn nhưng con trâu thì rõ to, trẻ lên ba cũng tường. Sao lại dắt trâu vào đây? Không thích à? Vậy thì ta cưa sừng làm nghé, có ô kê không nè. “Nghé với trâu cũng một nghĩa như nhau”. Bọn tớ rất khoái gặm cỏ non. Lấp xong cái hố sâu hai mươi năm tình sầu rạch ròi định phận thì tự khắc cỏ xanh lún phún mọc lên, mơn mởn, chạm tay vào đã dâng đầy niềm thống khoái. Cỏ nầy không liên hệ tới cần sa đâu nhớ, nó chỉ giống duy một điểm: Chất gây nghiện, dễ xiêu lạc thần hồn, dễ bị tó, dễ nhất nhật tại tù thiên thu đếm lịch. Thất tình lục dục đâm mất khôn làm bầy hầy thêm rách việc. Ông bà cũng từng vui miệng mà rằng: “Trâu già lại thích gặm cỏ non”. Chữ gặm thật đắt. Gặm không khéo dễ ngứa cổ, sinh ho hen.

Đừng nên lắm lời xưng tụng quý ông, ngay cả các “mẹ” cũng nào có thua gì, cũng cá mè một lứa đấu tranh chuyện nữ quyền ai sao ta vậy. Và như thế, chúng sinh bức xúc đẻ ra thành ngữ: “Máy bay bà già thích có phi công trẻ ngồi vào buồng lái”. Thi phú ngôn: Chữ tài đi với chữ tai một vần”. Nhưng chẳng có ai mần thơ: Tài nghệ không dính líu gì tới tuổi tác. Chỉ tấm tắc “tài không đợi tuổi” hoặc “gừng càng già càng cay”. Oh, so hot baby!

Mình quen bà nhà văn tuổi hơn sáu bó đã hồ hởi phấn khởi đón anh việt kiều tam thập về thăm do hâm mộ văn tài, chiêu đãi anh ta tận tình năm đêm chí thú ăn mặn với giường chiếu. Ngựa non háu đá, với sức trâu đã chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng sầu héo chợt hồi xuân tươm đầy nhựa sống. Mình cũng quen ông hoạ sĩ, làm những việc đại gia thích làm, đấy là lấy được cô vợ tuổi đáng hàng con cháu. No star where. Chớ loạn ngôn, tớ ngon cơm sinh được con mọn đấy. Khi qua thăm phố mộng nầy, ổng bảo bạn bè văn nghệ dắt đi ngắm “tóc vàng sợi nhỏ”. Đó chỉ là cách nói bóng bẩy chứ lúc ấy mấy cô vũ nữ người không manh áo lượn lờ kia đã lỡ chạy theo thời trang. Chúng mày chủ trương 3 không, còn bọn tớ theo quy định 3 S: Sạch, sành, sanh. Tóc vàng mí lị sợi nhỏ. Thật lắm chuyện! Em no hair hỏi anh có buồn không?

Khi anh hai mươi em mới sinh ra đời. Vậy thì khi chết đi mộ em lưa thưa vài ngọn cỏ xanh trong khi nắm đất bên anh phồn thịnh cỏ vàng úa sum suê ra rậm rạp. Thoạt trông mà chợt nghe đau đớn lòng. Chỉ cần tới 18 thôi em, người ta đã bị động viên cầm súng ra chiến trường rồi. Người ta có quyền nằm với gái ăn sương vì sợ ngày mai một đi không trở lại, người ta lập luận: Cho thằng nhỏ tắm táp chút đỉnh và người ta từ chối lia lịa, sợ xúi quẩy khi gặp một em chẳng có tóc đen sợi nhỏ. 18, người ta có quyền đi dưới hòn tên mũi đạn rồi bào chữa cho sự giấn liều ấy: một xanh cỏ hai đỏ ngực. Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, đại loại thế, còn không thì Chiến thương bội tinh ngôi sao đồng… Hai năm sau, người ta vào tuổi 20 và người ta bỏ lại những mối tình vụng dại trên từng cây số. Vô tình, tuổi Hai Mươi đã đi vào thơ văn, như thứ cột mốc biểu tượng về một điều gì mãi đẹp, thánh thiện, khó phai mờ. Chớ làm vẩn đục nó bằng hình ảnh trâu gặm cỏ non với lại máy bay bà già. Một đám cưới diễn ra khi chú rể tuổi 70 lấy cô dâu “xuân thì” 69 thì họ có trở thành “cặp đôi hoàn hảo”? Chắc chắn phải thuận hoà bởi muốn “ông ăn chả bà ăn nem” e cũng mất ngon vì sự cố răng cỏ, nhỉ? Ông có thích ăn phở thì chả có hàng quán nào phục vụ, nhỉ? Ông sẽ nghe lời vợ, nhưng dưới ông, ông bảo mà nó không nghe. Khổ thế! Người trên không lượng sức mình, cho nên kẻ dưới mặc tình xuội lơ. Giờ tía chỉ biết xào khô, tui xào bọn trẻ khôi ngô thuỷ trào. Cho em nhờ tí, hán nôm chút xíu: Thượng bất chính, hạ tất loạn. Nghe êm không? Ví như quan đầu tỉnh tham ô thì thằng xã trưởng mặc sức hủ hoá.

Hổng chừng mà mình bị anh Song Thao tiêm nhiễm con vi-rút phiếm. Nói dông nói dài chẳng bằng noái thiệt: Già rồi, lỡ tra có hột rồi, có ưa cưa sừng làm nghé thì chốn này tuyệt chẳng còn một bãi cỏ non, đành thủ phận ngồi trên giếng mà khát nước vẽ vời chuyện trăng cuội. Có người bình loạn tại vì răng mà truyện chú mày toàn cả gái gú? Dạ xin thưa, sách bàn về biến đổi tâm sinh lý có chỉ rõ: ấy là do ẩn ức phát sinh, thằng nhà nghèo nào cũng ưa chơi vé số những mong có ngày nằm dưới gốc cây cầu mong sung rụng. Tuổi hai mươi đã cáo chung đi về khung trời kỷ niệm, trốn kỹ vào dĩ vãng bất an. Vậy thì đang nói tới số Hai Mươi với lý do chính đáng rằng, cuốn Phiếm 20 của nhà văn Song Thao vừa hoàn tất, vừa cắm hai mươi ngọn nến sáng lung linh trên bề mặt văn đàn xìu xìu ển ển. Tất cả chừng như đều già nua, riêng mình ên Song Thao là “mãi mãi tuổi 20”. Trên không bảo mà dưới vẫn nghe, mọi xe trên đường đều tuột xích ngoại trừ chiếc xế Phiếm vẫn phom phom thẳng tiến, vẫn sòn sòn máy nổ hoành tráng như kiểu lỡ đổ xăng Super. Extra, chính hãng, không có giọt dầu cặn trộn vào. Có lần nhà văn vui miệng với mấy “trự” ăn tiền già vây quanh: Chán các ngài quá thể, đầu gối tôi cắt vẫn còn chẩy máu đây nầy! Bu-gi có thể không bắt lửa, cu-roa có thể nhão tuột, nhưng số sườn số máy vẫn không hề thay đổi. Nhà văn Song Thao đã ngầm nói hộ một chân lý. Cứ vác xe đi dung dăng bát phố còn hơn anh chôn nó nằm yên trong garage, có hoài phí chăng? Có muốn nhả tơ con tằm khi đó e sợ nắng mưa, trên bảo dưới không nghe đâu nhé. Thì học giả Nguyễn Hiến Lê cũng từng khuyên điều hữu ích: Bạn nên tập thói quen mỗi ngày phải ngồi vào bàn viết.

Trước mắt là vậy, tạo ra kỹ cương. Chuyện thành đạt hẳn hạ hồi phân giải. Chưa tính tới những tập truyện ngắn, riêng Phiếm thôi, người siêng ngồi vào bàn viết đã tạo nên con số 20 kỷ lục. Bạn nghĩ gì? Mình thì nghĩ đến luật cung và cầu. Người ta mãi khát đọc Phiếm của nhà văn Song Thao, chính nó là động cơ thúc đẩy khiến “cung” phải gia công “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để đáp ứng số “cầu” mỗi khi một tăng. Có thể nói thời điểm này, quý bà con cô bác chỉ biết có mỗi tên Song Thao, bởi tác giả Phiếm đã gói vén khéo trong mỗi trang giấy bao thông tin toàn cầu, éo le hoặc vui nhộn, bao hỷ nộ ái ố của người nằm trong hành tinh, đôi khi nhắc qua một vài động thái của đôi kẻ thuộc diện người ngoài hành tinh. Và tác giả xứng đáng để người đọc khen thưởng: Xem Phiếm không tốt bề ngang cũng nở bề dọc! Vị độc giả nầy đã đánh đồng Phiếm với Viagra chăng? Cũng tốt thôi, mình đang chờ nuốt viên màu xanh thần kỳ thứ hai mươi trong cuộc đời.

Khi Song Thao hai mươi, mình mới sinh ra đời được đôi niên. Ngày anh ăn tiền hưu, mình cũng ăn gian xơi hưu non. Cũng thử chắp thêm sừng làm trâu, và theo cung cầu, mọc sừng thì chân đi cà nhắc. Khi khổng khi không mà tối ngày thôi ra đồng cày bừa, bảnh mắt cũng tập ngồi vào bàn viết nhưng để cho đạt tới số 20 thì đó là sản phẩm của tưởng tượng (lỡ trùng hợp với ai ngoài đời thì ngoài ý muốn của tác giả). Hai mươi tuổi đã ngủ yên trong bộ nhớ mòn hao và cuốn sách thứ 20, đành phải than kiểu phản khoa học: Em ơi đã lỡ duyên rồi, đành xin hẹn gặp ở đời kiếp sau!

Hai mươi, chú Hồ chưa thấy mặt mũi “cháu”, chỉ nghe cha già của cháu sớm khoe. Tuy chú không công tác ở xưởng đẻ nhưng cũng dư chất xám để hay biết là cháu sẽ ngon cơm chân cứng đá mềm như mấy anh chị cháu vậy. Họ nói “miền Nam luôn ở trong trái tim” nhưng chú lỡ ra ngoài này rồi đành sửa lời “sách vở luôn ở trong trái tim đơn côi”. Cho chú gửi lời vấn an đến bố cháu, nhé. Một ngày nào đó chú sẽ mài con dao bén thử cắt đầu gối bố cháu xem có còn chảy máu nữa thôi? Ác khẩu vậy đó nhưng tâm chú Hồ đây là tâm bụt, nói láo cho bà vật cú nữa. Chú xin chúc mừng bố, nhờ cháu nhắn lại lời hăm doạ: Chú đang tính in tập truyện với nhan đề vỏn vẹn một con số “21”. Cho chú mất trang nghiêm chút xíu: He he he… Không biết bố có vui không, hở cháu tuổi 20?