Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

ĐÔI DÒNG KỶ NIỆM CÓ VỚI NHÀ VĂN SONG THAO

 

1

Tôi có nhiều năm định cư tại thành phố Mississauga, một thành phố trẻ, sát nách thành phố Toronto, thành phố lớn nhất nhì của Canada. Sau khi có tư gia, cơ quan làm việc quen chỗ và ít đi công tác tại nhiều quốc gia, đời bỗng nhiên có phần hơi nhàm chán, tôi trở lại sinh hoạt với Việt ngữ.

Nhớ thời Tuổi Xanh xa vời, nhớ Việt Nam loáng thoáng, bởi tôi hay đi về, nhất là sau khi thành lập và tham gia vào một tổ chức từ thiện, dựng lớp tiểu học nhỏ ở Mũi Né Phan Thiết để giúp các em mù chữ biết đọc, biết viết. Thơ dần dà trở lại đọc và viết trong tinh thần giải trí là chính. Lúc này tôi có được vài người bạn cũ, thêm một số bạn mới, cụ thể như các anh Đoàn Phế, nhạc sĩ Trường Sa, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhạc sĩ Lê Dinh, nhạc sĩ Vĩnh Điện, nhạc sĩ Phan Ni Tấn… và một số bạn trong nhóm Chu Văn An - Trưng Vương v.v.…

Rồi chúng tôi cao hứng thực hiện đặc san Trưng Vương - Chu Văn An liên tiếp những năm 2001, 2002, 2003. Đặc san năm 2002 có bài của anh Song Thao với tựa “Chuyến Đi Không Hẹn”. Tôi xuất thân trường Chu Văn An (tuy chỉ học có năm cuối cùng), liền sau trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Chu Văn An, cư xá Đắc Lộ cũng là nơi mở đầu cho việc được học bổng và du học xứ cờ hoa của tôi. Tôi đảm nhận gần tổng quát trong việc làm đặc san này, gom bài, lên trang, trình bày, góp tiền và in ấn. Cùng lúc này, anh trai tôi ở Montréal lập ra nhà xuất bản Nhân Ảnh, thay thế nhà xuất bản Ngưỡng Cửa và nhà xuất bản Thơ mà anh ấy dựng ra trước 1975 tại miền Trung Việt Nam. Chủ yếu nhà xuất bản Nhân Ảnh lúc này, anh tôi đảm nhiệm và cho tái bản những thi phẩm cũ của anh như “Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu”, “Rượu Hồng Đã Rót” v…v... Ngoài sách của anh tôi, tôi còn giúp luôn sách của bạn anh tôi. Và người bạn này của anh tôi, sau này tôi được làm bạn, đó chính là nhà văn Song Thao.

Tôi nhớ khi tái bản 3 cuốn Phiếm đầu tiên của anh Song Thao (Phiếm 1, 2 và 3) lúc đầu in theo lối thủ công, nghĩa là tôi in cái ruột, rồi in bìa màu ở một nhà in khác, xong tìm một công ty lo việc đóng gáy. Sau ngày về hưu thì những sách Phiếm của anh Song Thao cho tái bản trên Amazon (qua Creatspace), rồi lúc Amazon không cho in sách tiếng Việt nữa, các tác phẩm Phiếm sau này của anh Song Thao vẫn tiếp tục in với Ingram, Barnes & Noble hay LuLu. Tất cả Phiếm của anh Song Thao đều do anh Tạ Quốc Quang (em ruột anh Song Thao, gốc Sĩ quan Hải quân VNCH, hiện định cư tại Houston) đảm nhiệm phần dàn trang và làm bìa trong thời gian đầu, sau này bìa do họa sĩ Khánh Trường hay Uyên guyên Trần Triết giúp nhưng anh Tạ Quốc Quang lo làm lại cho cân đối chính xác các bìa sách, sau khi các họa sĩ đã trình bày, anh Quang cũng là người lo giúp phần kỹ thuật cho nhiều đầu sách do Nhân Ảnh xuất bản từ trước cho đến bây giờ.

Sau khi tôi chăm sóc tái bản lần đầu tiên cuốn “Tác Giả Việt Nam” của Lê Bảo Hoàng, một bút danh khác của anh tôi, anh Song Thao cũng có nhiều tác phẩm mới. Chúng tôi đã tổ chức ra mắt sách chung nhiều lần tại một hội trường ở Mississauga. Chung trong các buổi ra mắt sách này là phần âm nhạc mà chúng tôi mời được một số nhạc sĩ tên tuổi như nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhạc sĩ Nhật Ngân, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, nhạc sĩ Trường Sa v.v... Nhà tôi trở thành nơi tập dượt, lui tới của một số anh chị sinh hoạt ca hát của thành phố và là nơi đón tiếp thêm nhạc sĩ Nhật Ngân, nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhà báo Trường Kỳ v.v…từ xa đến.

Thi phẩm đầu tay của tôi (“Tình Thơm Mấy Nhánh”, xuất bản năm 2003 theo lối thủ công như Phiếm 1, 2, 3 của anh Song Thao) cũng được trình làng bên cạnh sách và nhạc của anh Phan Ni Tấn.

Thân tình giữa tôi và nhà văn Song Thao diễn tiến vô cùng tốt đẹp, bởi anh viết mạnh, rất mạnh trong lúc này, mỗi năm ít nhất anh hoàn tất một hay hai cuốn Phiếm, chưa kể truyện ngắn.

Phiếm của anh Song Thao tiêu thụ rất mạnh, gần như khắp thế giới, nơi nào có người Việt cư ngụ đều có Phiếm của Song Thao. Nhận định về thể loại này đã có quá nhiều tên tuổi bề thế trong sinh hoạt văn học hải ngoại lên tiếng tán dương, cụ thể có thể kể quí vị Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Xuân Đài, Hồ Đình Nghiêm, Võ Kỳ Điền, Nguyễn Vy Khanh… Nhưng điều tôi vừa tiết lộ về lực lượng độc giả của Phiếm ở trên mới cụ thể nói lên giá trị Phiếm của Song Thao. Phát biểu bằng cách sở hữu và đọc từ đám đông có tinh thần yêu quí cái tâm cái hồn của quốc ngữ, là tiếng nói thiết thực, đáng tin cậy nhất.

Không thể và cũng không chuyên việc đề cao một tác giả, nên tôi gặp khó trong việc góp bài vào phần đặc biệt, dành riêng giới thiệu nhà văn Song Thao của số Ngôn Ngữ 25 này. Nhưng nếu không viết sẽ tiếc cũng như thấy thiếu thiếu một cái gì quí lắm. Cái đó hẳn là tình cảm chúng tôi dành cho nhau. Anh Song Thao lớn hơn anh tôi 2 tuổi, cũng có nghĩa sẽ có một con số chênh lệch khá lớn so với tôi. Chín năm cách biệt là khoảng cách hai chúng tôi ra đời. Nhưng thật kỳ diệu, tình bạn vẫn đúng là tình bạn. Lâu nay tôi thân và liên lạc nhiều với anh Song Thao hơn hẳn với anh trai ruột tôi. Chuyên không đáng nói, nhưng tôi nhắc ở đây để chứng minh. Nếu tôi có dịp nào lì xì tiền quà cho anh tôi, tôi đều nhờ anh Song Thao ứng giao trước, rồi tôi sẽ hoàn trả lại anh sau. Tin tưởng về tài chánh đến như vậy, chẳng lẽ không đủ thân. Về việc in ấn sách của anh, tôi vẫn tiếp tục lo cho anh, phát hành, giải quyết chuyện sách thất lạc… anh em luôn gọi báo cho nhau.

Anh chị Song Thao cũng đôi lần ghé thăm tôi khi tôi ở San Jose, trước khi tôi rời nhà xuống quận Cam này. Một lần ngồi chờ anh chị đến, tôi có viết mấy câu thơ, xin trích dưới đây, để kết thúc một bài viết nhiều lúng túng chuyện riêng tư.

Chờ Song Thao

vừa mới đi chơi về mấy ngày
bạn xưa sắp sửa ghé chơi đây
thèm làm Nguyễn Khuyến chào đón bạn
tài yếu, ngồi nhìn suông bàn tay

bàn tay không viết được chữ nào
nghe chừng nó cũng rất nôn nao
bạn tuy vai lớn nhưng thân thiết
tứ hải giai huynh đệ ngọt ngào

được giữ vai em thuận tuổi đời
bạn vì nhiều lúc cùng vui chơi
trong văn trong rượu trong thơ nhạc
cùng hít thở chung lượng tình người

anh đến, à quên, bạn thơ văn
nói cười hai đứa hở phơi răng
hương bay không phải là hương lạ
hương của đời cho biết nói năng

chờ bạn đến không hay bận rộn
cả năm mới ghé đến Cali
Thành Tôn cùng với nhiều bạn giữ
ta uống nước cùng thơ nhâm nhi

Lê Hân

2 
Hình chụp trong một lần ra mắt sách và nhạc với nhạc sĩ Nhật Ngân năm 2006 tại Mississauga, Canada. Hàng đầu từ trái sang phải: Võ Kỳ Điền, Lê Hân, Luân Hoán, Song Thao