35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và Đà Lạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

GIỚI THIỆU “TUYỂN TẬP THƠ ĐỨC PHỔ”

 

1

Tôi vừa nhận được cuốn “Tuyển Tập Thơ – Đức Phổ” do nhà văn Hồ Đình Nghiêm trao lại. Nhà văn họ Hồ đã giữ giùm sách do nhà thơ Hoàng Xuân Sơn nhờ đưa giùm trước đó. Trước đó nữa, nhà thơ họ Hoàng đã nhận sách từ bưu điện do nhà thơ Đức Phổ gửi từ Atlanta, Hoa Kỳ. Cuốn thơ có bìa cứng, không nhẹ , chạy lòng vòng như vậy là vì cô Vi. Cô này nhỏ xíu, không biết có miệng hay không, nên dễ bị đổ tội. Nếu không có cô bé chanh chua này thì cuốn thơ in rất đẹp, trang nhã này đã không phải vất vả chạy kiểu đèn cù như vậy. Anh em ới nhau đi cà phê hay đi nhà hàng, sách trao đi trao lại là xong.

Đứa con mới nhất của nhà thơ Đức Phổ cũng đôn đáo y như giao tình giữa tôi và nhà thơ. Tôi gặp Đức Phổ hai lần, đều trên đất…lạ. Vào năm 2000 và 2004 tại Boston. Anh từ Atlanta bay qua, tôi từ Montreal lái xe tới. Boston ngày đó quy tụ khá nhiều quần hùng: Lâm Chương, Trần Doãn Nho, Phan Xuân Sinh, Trần Trung Đạo, Lương Thư Trung, Chân Phương, Nguyễn Trọng Khôi, Hoa Văn, Dư Mỹ. Thỉnh thoảng Boston lại ới anh em bốn phương về chung vui với những buổi ra mắt sách rất đông đảo và thân tình. Năm 2000, vừa bước qua thế kỷ mới, nhà thơ Phan Xuân Sinh trình diện “Đứng Dưới Trời Đổ Nát”. Khi chúng tôi đang chén chú chén anh ở vườn nhà Phan Xuân Sinh thì Đức Phổ tới. Nhìn thấy dáng đi thẳng băng của anh tiến tới chỗ tôi ngồi, tôi được anh em giới thiệu đó là nhà thơ Đức Phổ. Đó là lần gặp đầu. Nhưng Đức Phổ nhìn tôi, hỏi: “Anh có nhớ tôi không?”. Tôi ngỡ ngàng. Anh mỉm cười giải tỏa thắc mắc của tôi: “Ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, nhớ không?”. Khi đó tôi mới thấy anh quen quen. Anh nhắc thêm: “Đại Đội F, Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ!”. Vậy là anh có trí nhớ hơn tôi nhiều. Cũng phải thôi vì khóa sinh Nguyễn Đức Phổ sanh năm 1948, thua tôi đúng chục niên.

Nếu có một điều phải nhớ tới Đức Phổ sau ba tháng quân trường, hai lần gặp tại Boston, chắc chắn là bộ vó chắc nịch, đi đứng chững chạc và nụ cười he hé nhưng đủ gây cảm tình với mọi người. Anh là người được bạn bè quý mến. Tập thơ mới nhất của anh, sau “Một Chỗ Về” và “Mùa Tình, Xin Kịp Gặt”, dày tới 360 trang đã được nhiều bạn bè gồm Hoàng Xuân Sơn, Trần Doãn Nho, Lương Thư Trung, Nguyễn Vy Khanh, Dương Thuấn, Luân Hoán góp bài nhận xét.
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn viết: “Tình bạn của anh đối với anh em là chung nhất, trước sau không hề thay đổi, luôn luôn đối xử với bằng hữu như bát nước đầy. Tôi chưa hề thấy anh oán giận trách cứ ai, luôn luôn tươi cười với đời, với người bằng cái tâm độ lượng. Dù xa cách đã lâu chưa một lần tái ngộ, tôi vẫn luôn hướng về Đức Phổ như một tấm gương sáng trong cung cách ứng xử với bạn bè. Một người bạn lân tài, dễ mến thật vô cùng hiếm hoi trong khu rừng văn nghệ hỗn nguyên tạp nhạp”.

Đức Phổ quý bạn bè, một lần gặp là một lần mừng. Bạn bè hình như là cuộc sống của anh.

Bây giờ gặp lại mừng ghê lắm
ngó nhau thấy gần như hôm qua.
Ta cười mặt nhăn như khỉ đột
mới hay. Thế cuộc khiến ta già!

http://www.songthao.com/gap-go-picture/images/hinh-79_jpg.jpg
Từ trái: nhà thơ Đức Phổ, nhà văn Lâm Chương, Song Thao.(Boston 8/2004)

Nhà văn Lương Thư Trung nhận xét: “Qua những vần thơ với phong cách rất riêng của Đức Phổ, tác giả đã chia sẻ cùng người đọc những câu thơ về nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê đầy tình người, những tứ thơ vừa ý nghĩa, vừa thâm thúy, những thể thơ không mới lạ nhưng vô cùng ý nhị làm cho thơ anh không xa cuộc đời và rất gần với con người”.

Đức Phổ xa quê nhưng vẫn đau đáu về Đà Nẵng. Anh là người sống nội tâm, câm nín trước cuộc đời, hầu như lúc nào cũng cuốn hồn về một cuộc sống khác, rất xưa cũ.

Ta treo ta giữa cuộc phong trần
máu trận mạc mấy đời vong phụ?
Theo chim đã bao mùa di trú
phút tương phùng lòng ta phục sinh.

Sẽ mang theo suốt cuộc hành trình
giọng nói bạn, nụ cười…Đà Nẵng.
Thân đất khách lạc loài mưa nắng
sông Thu Bồn dỗ giấc mơ quê!

Bàn kỹ hơn về thơ Đức Phổ, nhà văn Trần Doãn Nho hạ bút: “Thơ Đức Phổ, trước hết, là một nỗ lực: nỗ lực muốn bay, bay thoát cái chật chội của những hình thức diễn đạt sáo, mòn, cũ trong thơ. Nói theo ngôn ngữ thời thượng: Cách Tân. Nhưng, tôi thích gọi thơ Đức Phổ là một cách tân thầm lặng. Không theo kiểu bày hàng. Không sốc nổi. Không theo kiểu hăm hở, háo hức. Không quá tân kỳ đi đến chỗ cầu kỳ, đôi khi chỉ nhằm mục đích gây “sốc”. Dường như (tôi đoán) anh ước lượng vừa tầm, vừa sức mình mà bước. Và dường như, trong một vài bài, anh muốn vói tay dài hơn một chút, xa hơn một chút, nhưng rồi lùi lại, chấp nhận cái vừa đủ. Đủ với người. Đủ với mình. Và đủ với thơ”.
Thử đọc một đoạn thơ rất…Đức Phổ:

Bây giờ trên những con đường em đi
sẽ cỏ hoa và mây hiền buổi sớm
có thể mưa giăng hay gió chướng buổi chiều
em chớ vội kẻo nghiêng tình nón
lá yêu kiều sẽ rụng. Tội vai thon!

Nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh nhận định: “Thơ Đức Phổ vừa mang hồn người Việt, vừa có nét quốc tế năm châu, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Đức Phổ luôn khát khao đem lại sự cách tân cho hình thức thơ Việt. Ông như một người thợ kim hoàn tài hoa. Ông biết kết hợp các thứ sao chỉ vừa đủ độ, cho nên đọc thơ ông rất ám ảnh và ghi dấu ấn mãi trong lòng”.
Với tôi, Đức Phổ là bạn văn thơ nhưng cũng là bạn quân trường. Sau 9 tuần cùng nhau đồ mồ hôi, nếm mùi chà láng, vượt đoạn đường chiến binh, cùng ních cơm nhà bàn có cá mối làm chuẩn, tôi quay về nhiệm sở tiếp tục công việc cũ. Đức Phổ đi xa hơn. Anh đã trở thành sĩ quan Hải quân, sống cuộc đời nay đây mai đó, sông hồ biển cả. Tôi không gần anh những ngày anh trận mạc đó. Đành chỉ chia sẻ với anh bằng cách đọc vài câu thơ anh viết về thời chinh chiến cũ:

Hãy vá giùm nhau điều loang vỡ
bao vết cài bom đạn sẽ đơm da
Có khi nhắm mắt hồn bất tử
là lúc đời thương buổi hẹn về!

09/2020
Hoàn chỉnh: 03/2024