35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Đọc "Chuyện gần chuyện xa" của Võ Kỳ Điền và Nguyễn Minh Ngọc

Trường Kỳ: sống để ăn

Ông văn nghệ

Đọc "Lang thang trên phím chữ" của Đỗ Cẩm Sơn

Đọc "Ngô Thế Vinh, bằng hữu và văn chương"

Lướt qua "Đường Chữ Sau Lưng" của nhà thơ Luân Hoán

Đọc "Hư Ảo Cõi Hương" của Luân Hoán

Cảm theo "Liên Hoa Thi" của Luân Hoán

Đọc "Thơ Khánh Trường"

Trần Hoài Thư, trên những gian nan

Nguyễn Tiến Đức, bạn tôi

Đọc "Cùng Nhau Đất Trời" của Khánh Trường

"Mượn Dấu Thời Gian" của Phan Nguyên

Với LÊ UYÊN PHƯƠNG

Cả tuổi thanh xuân tôi mê đọc sách và có cái thú sưu tầm sách. Cho tới năm 1975, tủ sách của tôi đã gần hai ngàn cuốn. Đầu năm 1995, tôi trở về thăm nhà, tủ sách của tôi đã tiêu tan hết. May mắn chỉ còn một cuốn. Một tập nhạc. Nó còn sống sót được có lẽ chỉ vì lũ cháu con bà chị tôi còn thích tửng tưng gảy đàn. Tôi nhìn tập nhạc mà rưng rưng trong lòng. Chẳng phải vì nó tang thương quá lắm. Nhàu nát, quăn queo, nhiều trang đã được bện lại bằng những miếng băng keo nhuốm bụi. Nhưng vì nó là một kỷ niệm thiết thân của Lê Uyên Phương tặng tôi. Tập nhạc Yêu Nhau Khi Còn Thơ do nhà Quảng Hóa xuất bản năm 1970 được Lê Uyên Phương đề tặng như sau: Bản riêng tặng anh Song Thao, người đã cho tôi được thấy sự cảm thông tuyệt vời của một tâm hồn nghệ sĩ.

Sự cảm thông mà Lê Uyên Phương nhắc tới là một bài báo tôi viết về anh, bài Một Ngày Với Lê Uyên Phương, đăng trên tạp chí Thời Nay. Không hiểu sao anh rất thích bài báo này. Có lẽ vì tôi đã thực sự sống với anh một ngày tại căn nhà nhỏ bé nhưng vô cùng thân thiết và ấm cúng của anh tại Đà Lạt. Nơi đây anh đã trút hết tâm sự với tôi, những nghĩ suy, hoài vọng, khắc khoải, dự tính và ngay cả cuộc sống, bệnh tật. Cũng có lẽ vì tôi đã hứng thú viết ngay trong khung cảnh Đà Lạt. Của anh và của tôi. Anh ở với Đà Lạt, tôi đang níu Đà Lạt.

Hè 1995, tình cờ tôi gặp lại anh tại phi trường Dorval, Montréal. Tôi ra đón người thân từ Cali về, anh và Lê Uyên theo đoàn nghệ sĩ qua thu hình cho Asia. Đụng mặt nhau, chúng tôi ngớ ra nhìn sững nhau. Anh bật ra tên tôi. Chúng tôi mừng rỡ siết chặt tay nhau. Hơn hai chục năm không thấy nhau chứ ít ỏi gì. Chúng tôi vội vàng tách đám đông ra nói chuyện. Anh hỏi nhỏ khi chúng tôi chỉ một mình với nhau.

" Bà xã đi với anh có phải là người con gái ở Đà Lạt anh viết trong bài báo về mình không vậy?"

Tôi cười gật đầu. Anh thêm.

" Chuyện đẹp nhỉ! "

Tôi cười gượng. Lòng ngượng ngập khôn tả. Thực ra tôi đâu còn nhớ đã viết những gì trong bài báo đó đâu. Nhưng anh, anh vẫn nhớ. Chắc là nhớ rất kỹ. Tôi thì chẳng dám hỏi. Mặt mũi nào mà hỏi.

Tôi khoe với anh mới vừa may mắn tìm lại được tập nhạc anh tặng năm xưa và ngỏ ý muốn tặng lại anh. Anh từ chối. Của anh thì anh cứ giữ, cho lại mình cái photocopy lời đề tặng là được rồi. Tôi gửi cho anh tờ photocopy sau đó. Và chúng tôi nối lại liên lạc. Bằng điện thoại.

Tôi gặp Lê Uyên Phương lần đầu trên chuyến máy bay Air Vietnam từ Saigon lên Đà Lạt vào cuối thập niên 1960. Nhìn thấy anh ngồi một mình trên chiếc ghế trong góc cuối máy bay, tôi biết ngay là anh. Mái tóc đó, bộ râu đó, cặp mắt đó, sao mà lầm được. Tôi bước xuống tự giới thiệu, làm quen và ngỏ ý muốn phỏng vấn anh. Tôi đường đột.

" Anh đi một mình thôi sao? "

Gật đầu.

" Lê Uyên đâu? "

" Ở lại Saigon. Bận hát. "

" Một mình? "

" Ừ, một mình! "

" Hát nhạc của anh? "

" Không, cô ấy hát nhạc khác. "

Lặng im. Tôi thấy xót xa.

" Tôi nghĩ Lê Uyên chỉ nên hát nhạc của anh, với anh. "

" Tôi cũng nghĩ vậy. "

" Vậy tại sao anh để như vậy? "

" Kiếm sống ấy mà! "

Tôi đọc trên mặt anh sự chịu đựng. Cái khó bó cái khôn. Văn nghệ ít khi an bình sóng đôi với cái quay quắt của cuộc sống. Nó phải lùi một bước, chịu thua. Nhưng trong tôi, Lê Uyên và Phương vẫn cứ là một hình ảnh văn nghệ, thuần túy văn nghệ. Hát cho đời, cho người. Vui vậy thôi.

Nhạc của Lê Uyên Phương chỉ dành cho Lê Uyên và Phương. Ít ra tôi vẫn nghĩ như vậy. Người khác hát nhạc của Phương, nghe không đã, không phê. Thiếu cái man dã, thiếu cái nức nở, thiếu cái đam mê, thiếu cái ê chề. Chỉ có Lê Uyên và Phương mới đủ nồng nàn, đủ thiết tha, đủ tận hiến cho nhạc của anh. Mỗi lần hát, họ như một lần sáng tác lại. Mỗi lần nghe, người nghe như bắt được cái đam mê mới. Mặc sức mà thả hồn, mặc sức mà buông lỏng con tim.

Nghe Lê Uyên và Phương hát, dễ thấy sự khổ công của họ. Buổi sáng tinh mơ, mặt trời chưa thức giấc, nơi căn gác rộng trên căn nhà của gia đình Lê Uyên trong Chợ Lớn, tôi đã từng phen thấy hai người mồ hôi mồ kê nhễ nhại luyện giọng. Họ vươn cổ lên, hét ra những tiếng u u dài và cao. Cao đến nứt cuống họng. Cần cổ kéo đày gân, mặt đỏ gay, ngực như trút ra từng vũng hơi sức. Cái giá để giữ vững chỗ đứng trong lòng mọi người.

Trong một lần điện đàm với anh, tôi đã đốc thúc anh thu CD và vidéo để giữ lại giọng hát của hai người. Tôi đã xót xa khi thấy giọng của Phương đã yếu đi, giãn ra so với thời trẻ. Anh hứng khởi nói về những dự tính của anh. Phải làm trước khi quá trễ. Hè 1996, tôi có dịp qua Cali chơi, điện thoại cho anh. Số điện thoại tôi mang theo lại là số của Lê Uyên. Tôi xưng tên. Giọng Lê Uyên reo lên.

" Anh đang ở đâu vậy? "

" Ở Santa Ana đây. "

" Anh Phương ở dưới Long Beach. Để em cho anh số điện thoại của Phương. Anh rủ anh Phương rồi tụi mình rong chơi một bữa cho vui nghe! "

Đọc số điện thoại xong, Lê Uyên dặn.

" Nếu anh thấy anh Phương để answering machine thì anh cứ nói vào máy. Nghe giọng anh, anh Phương sẽ bắt liền. Anh ấy ở nhà nhưng bận làm việc, để máy, nghe giọng quen mới nhấc phôn lên nói chuyện. Hồi này anh ấy bận lắm. "

Tôi phân vân trước mười con số trên điện thoại. Nhấn ngón tay bấm thì dễ nhưng bấm rồi thì chắc Phương sẽ mất một ngày làm việc quí báu của anh. Chẳng nên. Để anh làm việc.

Ít lâu sau, CD Khi Loài Thú Xa Nhau ra đời kèm theo những hứa hẹn sẽ phát hành tiếp những CD khác. Nhưng chẳng biết những khó khăn nào chồng chất mà những hứa hẹn của anh vẫn chỉ là những hứa hẹn. Cho tới khi quá trễ. Chẳng thể nào trễ hơn được.

Những ngày Saigon còn chết mê chết mệt với nhạc Lê Uyên Phương, có những đêm tôi đã cùng Lê Uyên và Phương chạy quanh các phòng trà. Một cây đàn, hai khối đam mê, tôi đã nhìn thấy họ giữ nhịp thở người nghe như thế nào. Khung cảnh phòng trà vốn xô bồ đã thốt nhiên gọn ghẽ khi họ bước lên bục trình diễn. Hàng trăm hơi thở đã treo lên khi trên sân khấu Lê Uyên và Phương lặng yên chiêm nghiệm. Họ như hai tín đồ đang ngẩng lên trời cao dọn mình cho những lời kinh. Kinh tình yêu. Rồi đam mê cuộn lên với những ngón tay của Phương hừng hực đập vào đàn.

Vậy mà những ngón tay tài hoa đó đã buông xuôi.

Song Thao
Gió Văn, Gardland, Texas, số 3, tháng 8/2000