35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Nguyễn Đông Ngạc, một đi ...

Phía đông nam thành phố có một đường hầm chui dưới sông Saint Laurent. Chẳng cần nói thì dân Montréal cũng biết đó là đường hầm L. H. Lafontaine, một đường hầm dành cho xe cộ có ba đường xuôi về phía nam và ba đường ngược lên phía bắc. Khúc đường phía nam tiếp theo đường hầm là một khúc đường trông thì chẳng có gì lạ nhưng có cái đặc biệt là nơi sương mù rủ nhau tụ lại lúc giao mùa.

Chạng vạng tối một ngày ẩm ướt tôi lái xe chui qua đường hầm xuôi nam. Xe vừa ló ra khỏi hầm bỗng khựng lại. Trời đất mịt mù trắng xóa. Xe như chui vào một đám mây dày đặc màu sữa. Tầm mắt bị bưng bít kín mít. Ngột ngạt. Bụng thót lại. Chân chới với. Chiếc xe như biến thành một chiếc máy bay mất lối. Người tôi như bị nhấc cao lên hoảng hốt. Đầu tê cứng. Chân nhấp thắng lia lịa trong nỗi sợ treo hồn phách lên khoảng trống bao la của vũ trụ. Phía trước lao xao ánh đèn màu cam nhấp nháy của bầy xe đang bò ngổn ngang như lũ kiến lạc đàn. Càn khôn dàn trải ra chung quanh phô bộ mặt lạnh lùng tàn nhẫn. Hạt bụi là tôi như mất hút trong coi hỗn mangvô thủy vô chung.

Khi nghe tin Ngạc lìa bỏ cuộc sống hình ảnh này bỗng vây ập lấy tôi hoảng hốt. Tôi như cảm thấy được con đường đổi kiếp của Ngạc. Chui hun hút qua một đường hầm. Gieo mình vào một khoảng không trắng đục câm nín lạnh lùng. Có điều đường hầm đó chẳng phải là đường hầm L. H. Lafontaine chiều đi chiều về. Đường hầm Ngạc lủi thủi ra đi chẳng có chiều ngược. Anh đã một đi không trở lại.

*
* *

Chín giờ sáng Chủ Nhật 30 tết Bính Tý chuông điện thoại reo. Bên kia đầu dây giọng Luân Hoán hấp tấp:

- Dậy chưa bạn?

- Dậy rồi.

- Rồi cái khỉ mốc! Chắc còn đang ngủ phải không? Có chuyện quan trọng phải phôn dựng bạn dậy. Ông Ngạc chắc đi luôn rồi!

Đêm hôm trước ăn uống tất niên gần hai giờ sáng mới mò về tới nhà. Bị tiếng phôn đánh thức người vẫn lơ mơ ngầy ngật. Câu nói của Luân Hoán lay tỉnh tôi dậy, giật mình hối hả hơi dồn.

Ngạc bị đứt mạch máu não té bất tỉnh từ tối hôm trước. Vẫn còn mê man trong bệnh viện Jean Talon. Tôi lấy số phone rồi lật đật tới bệnh viện. Ngạc nằm mỏng manh trong chiếc áo choàng trắng của bệnh viện trông nhỏ nhắn như một đứa trẻ. Dây nhợ chằng chịt khắp người. Hơi thở bằng máy nhân tạo vất vả. Thỉnh thoảng anh nấc lên rung cả người. Chiếc máy đo áp xuất máu cồng kềnh vạch ra những đường ngoằn ngoèo lên xuống bất thường.

Mắt Ngạc nhắm nghiền. Tóc thưa thớt mềm mại. Tôi chưa bao giờ thấy Ngạc nằm. Anh nằm chiếc trán hói như rộng rãi hơn thường ngày. Giờ này có gì dưới chiếc trán bóng lẫy đó? Chẳng lẽ chỉ có vũng máu vừa đổ xô ra khỏi những đường mạch? Ngạc, cậu đang suy nghĩ gì đó? Cõi sống có gì buồn, cõi chết có gì vui mà cậu định tấp tểnh bỏ ra đi?

Tôi thẫn thờ bước ra đụng một hàng dài người ngồi ngoài hành lang. Này mẹ, này vợ, này con, này anh em, này bè bạn. Người nào củng cố ngậm tiếng thở dài.

*
* *

Thường thì tối thứ sáu chúng tôi hay tụ nhau lại trò chuyện cà phê cà pháo.Vợ chồng Ngạc không phải là người thường xuyên lui tới những buổi tụ họp này. Năm thì mười họa Ngạc và Nguyên Ngọc mới dắt nhau tới với anh em. Tối thứ sáu đó, một tuần trước ngày anh đi vào coi hôn mê, bất ngờ anh lại tới. Chưa kịp ăn uống gì ở nhà, anh gọi một cái pizza, vài chiếc cánh gà, vừa ăn vừa khen ngon. Lúc ra về anh như cố nán lại. Ngoài trời lạnh dưới không độ, đứng trong cửa kính nhìn ra mặt đường vẫn còn trắng tuyết. Anh chậm rãi khoác chiếc áo blouson da lên nước nhẵn bóng khuỷu tay đã sờn bạc. Chiếc áo đã đeo dính anh suốt bao nhiêu mùa đông. Có lần anh đã khoe với tôi chiếc áo da tốt rất ấm này bằng cách quẹt lửa hơ sát áo mà không cháy.

Mọi người đã ra về, anh vẫn giữ tôi đứng ở cửa than phiền về tình trạng viết lách, quan ngại cho nền văn hóa Việt và ưu tư cho tình hình trong nước. Anh vẫn như vậy, luôn luôn có những lo toan rất lớn, nhiều khi quá nặng nề. Thân tình giữa anh và tôi là thân tình mày tao từ khi còn ở Chu Văn An Saigon đủ để tôi có thể nhắc nhở anh nhiều lần đừng băn khoăn những chuyện quá to lớn. Cứ cố viết đi. Được gì hay nấy. Lo toan quá đáng ích chi! Anh yên lặng nghe không nói gì. Trong con người anh, lý thuyết đi trước thực hành khá xa. Anh ít khi chịu tham gia các hội đoàn. Anh cười. Tao vào chỉ có phá thôi chứ chẳng làm được gì đâu.

Không ưa hội đoàn nhưng lại ưa kéo anh em tới nhà hội họp. Họp hội rượu. Anh ưa nhậu nhẹt với anh em. Chị thích nấu nướng. Cửa nhà anh chị lúc nào cũng rộng mở. Mỗi dịp có khách phương xa tới, nhà anh chị là nơi tụ họp đón khách. Mai Thảo, Dương Kiền, Du Tử Lê... đã qua những cuộc rượu túy lúy nơi đây. Ngạc rất giàu rượu. Chai lớn chai nhỏ lềnh khênh khắp nhà. Rặt một thứ Remy Martin chai mờ.

Đời Ngạc có hai thứ mà anh chi tiền không nghĩ ngợi. Rượu là một. Thứ kia là thuốc. Anh ghiền hút píp. Và khoái chơi ống vố. Cái gì dính tới khói thơm đều phải là thứ sang. Bao da đựng thuốc phải bạc trăm. Bật lửa phải bạc ngàn. Ống vố thì khỏi nói. Đi ăn nhà hàng chỉ sợ quên mất của quí. Tại sao phải chi bạc trăm bạc ngàn? Thích! Câu trả lời gọn lỏn. Lưu Nguyễn đã có lần rút chiếc bật lửa một đồng hai cái, bật một cái lên liền, vừa đốt thuốc vừa ngôn. Thì cũng lên lửa vậy thôi chứ có gì khác. Ngạc chỉ đành nhếch hàng ria mép lên cười trừ.

Ngạc biết tiêu tiền chứ không biết kiếm tiền. Tiền làm chi? Chết có mang theo được không? Con cái đã lớn. Hai vợ chồng không có nhu cầu gì nhiều. Có bao nhiêu cũng là đủ. Cái nhếch mép khinh bạc làm nhịp cho lời nói. Thì Ngạc cũng có đi làm. Bữa đực bữa cái. Có lúc một tuần chỉ làm có ba ngày mà vẫn cảm thấy là nhiều. Nhiều quá chứ! Anh bèn xin thẳng với chủ cho làm ít hơn. Chủ cũng phải thua, xuống nước. Thế thì ông lên làm chủ cho rồi! Ngạc thì thiết gì. Làm công còn không muốn làm huống chi làm chủ.

Một buổi chiều tôi tới đón Ngạc đi dự một buổi tiệc nhỏ đãi khách phương xa tới. Khách vội đến vội đi nên phải đãi vào một ngày trong tuần. Dừng xe thấy anh đang ung dung ngồi đọc sách trước cửa nhà. Anh lên xe tôi vội hỏi. Làm về mấy giờ mà coi bộ nhàn nhã quá vậy? Cười. Hôm nay nghỉ! Sao vậy, đau hả? Không, tại hôm nay trời đẹp quá!

Mùa đông Montréal khó có một ngày đẹp trời. Tối thứ sáu đó, nhìn Ngạc đạp tuyết ra xe về, tôi không nghĩ đó là lần cuối cùng gặp anh. Đành rằng linh tính tôi dở nhưng linh tính của một người sắp cất bước ra khỏi coi sống có bén nhạy không? Anh quả có ý định đến chào từ giã anh em chăng? Cái dùng giằng với tôi trước khi ra về là một toan tính của anh chăng? Hỏi ai bây giờ?

*
* *

Ngạc nằm như một pho tượng bằng sáp. Sống chẳng màu mè son phấn, rời cuộc sống lại phấn son mạc mặt. Chút màu mè làm mặt mũi anh lạ hoắc. Có phải mày đây không Ngạc? Mới cười, mới nói, mới ăn, mới uống đó mà tự nhiên đổi mặt nghiêm chẳng màng tới anh em đang đứng vây quanh. Đông đủ thế này dư sức thành một bàn nhậu. Mà nhắm mắt ngậm miệng thế này thì còn nhậu nhẹt gì nữa. Đã lỡ thắt cà vạt nằm trong quan tài / làm sao trốn đi nhậu (*). Thôi, ngủ yên nghe Ngạc.

Tôi nắm bàn tay Ngạc. Lạnh ngắt. Ngạc bỏ cuộc chơi thật rồi! Tôi nhủ tôi. Đừng khóc nghe! Đừng khóc nghe! Nước mắt tôi trào ra nhạt nhòa.

Song Thao

Văn, California, bộ mới số 2, tháng 2 năm 1997


(*) Thơ Nguyễn Hoàng Nam