Bạc
Bão
Bay
Bụng
Bướm
Cấm
Câu
Chay
Chót
Cồng
Da
Dối
Đất
Đôi
Ghen
Hài
Khói
Kiện
Ma

Mông

Não
Ngôn
Nóng
Phì
Pho
Quý
Sâm
Sếch
Sếp
Tài

Thi
Thương

Trứng
Ung
Vòng1
Vui

 

BƯỚM

Bướm là một loài sặc sỡ, nhởn nhơ và quyến rũ. Bướm thường bay la cà vờn hoa trong dáng vẻ ung dung, vẽ vời, đài các. Cũng có thứ bướm không sặc sỡ, không biết bay nhưng cũng vẫn quyến rũ. Ở đâu vậy? Tôi nhờ nhà thơ Hoàng Anh Tuấn vẽ bản đồ đi tìm loài bướm không sắc màu đó.

Em hoang dại cồn dâng vùng rêu cỏ
Anh ngựa điên tung vó dấy phong ba
Trời quạnh hiu nổi bão tố phấn hoa
Khe suối nhỏ ẩm nồng hương dã thú

Cái nơi róc rách đó nằm ở ngã ba đường của một sinh vật mà Tạo Hóa rất vừa ý nhưng dân gian thì…ba phải cho đó là cái “nhìn thì thèm, cho ăn thì giận”. Sinh vật đó dưới mắt con Tạo thì là số dách nhưng dưới mắt một kỹ thuật gia thì lại còn nhiều sơ sót. Sau khi chết, ông vua xe hơi Ford được lên thiên đàng. Thánh Phê Rô ra đón tận cửa. Ngài cho biết là vì Ford quá nổi tiếng nên ông sẽ được một ân huệ là có thể nói chuyện với bất cứ ai ở trên thiên đàng này. Ông vua không ngai này, dĩ nhiên, chỉ muốn đối thoại với xếp lớn nhất. Thánh Phê Rô dẫn ông tới gặp Thượng Đế. Chào hỏi xong, Ford liền vấn ngay:

“ Thưa Ngài, lúc chế tạo ra đàn bà Ngài đã suy nghĩ gì?”
Thượng Đế không nắm được câu hỏi, bèn hỏi lại:
“ Ngươi hỏi như vậy là có ý gì?”
Ford tấn công ngay:
“ Thưa Ngài, trong sáng chế của Ngài có quá nhiều sơ sót. Phía trước thì bị phồng lên, phía sau thì bị nhô ra. Máy thường kêu to khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới. Cứ mỗi 28 ngày lại bị chảy nhớt và không làm việc được. Chỗ bơm xăng và ống thoát khói lại quá gần nhau. Đèn trước thì quá nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều khủng khiếp!”
Thượng Đế nghe xong, mồ hôi tháo ra như tắm. Ngài tìm kế hoãn binh:
“Ngươi hãy đợi một chốc để ta xem lại bản thiết kế.”
Ngài lui vào phía trong, gọi toàn bộ kỹ sư thiết kế và cơ khí của Ngài lại để duyệt lại thiết kế. Sau một hồi bàn cãi gay go, họ trình lên Thượng Đế bản báo cáo. Thượng Đế rất hài lòng, trở ra, lớn tiếng phán với Ford:
“ Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng, sáng chế của ta quả có nhiều sơ sót, nhưng đứng trên phương diện thương mại thì kết quả rất phấn khởi. Có gần 98% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chỉ chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của ngươi!”

Thượng Đế nói không ngoa. Cái sản phẩm bất toàn của Ngài được mọi người đàn ông trên thế giới này dành dật. Mua cũng có, cướp cũng có, thương lượng đổi chác cũng có, mưu mô lường gạt cũng có, đem quân đập lộn nhau cũng có. Nghĩa là họ tìm đủ cách để chiếm đoạt cho bằng được. Như anh chàng Lương Mập trong truyện ngắn “Mảnh Đất Nhiều Âm Binh” của nhà văn Lâm Chương. Anh chàng Lương này muốn chiếm đoạt cô gái tên Lan nhưng tài cán chẳng bao lăm nên không lọt được vào mắt xanh của cô nàng. Anh bèn chơi trò…âm binh! “ Lương Mập hí hửng mang lọ bùa ếch về gặp Bảy Cự. Hắn nói: “Có bùa rồi. Lần này nhất định thành công”. Bảy Cự hỏi cách xử dụng. Hắn giải thích theo lời chỉ dẫn của lão thầy bùa Miên: “Khi con Lan ngồi đái, tia nước đái sẽ xói một cái lỗ dưới mặt đất. Bỏ bột bùa ếch vào ngay cái lỗ ấy. Sau vài ngày sẽ thấy kết quả”. Bảy Cự nóng lòng: “Kết quả thế nào, mày nói rõ hơn coi? Nó là đứa con gái ngây thơ hiền lành, mày đừng dùng bùa ngải hại đời nó tội nghiệp”. Lương Mập cười: “Chú Bảy yên tâm. Tôi thương nó, đâu nỡ làm hại nó. Tôi chỉ dùng mẹo để nó phải thương lại tôi. Khi con Lan lậm bùa rồi, nó ngồi đâu phải khép cặp đùi lại. Nếu không thì cửa mình sẽ phát ra âm thanh “ộp,ộp” như tiếng ếch kêu”. Bảy Cự cười ngất: “Như vậy rồi nó thương mày à?” Lương Mập nói: “Chưa thương đâu. Phải qua một giai đoạn nữa. Tôi sẽ hốt cho nó một thang thuốc vô thưởng vô phạt uống vào chẳng có tác dụng gì cả, đồng thời tôi ngưng bỏ bùa. Tiếng ếch kêu cũng chấm dứt. Nó tưởng đó là hiệu nghiệm của thuốc. Nó sẽ coi tôi là ân nhân, và từ đó phát sinh tình cảm”.

Dĩ nhiên tiếng nhạc ếch mà Lương Mập chờ đợi chẳng bao giờ xảy ra. Phần vì bùa ngải là thứ làm xàm, phần vì bướm đâu có gốc ếch mà kêu ồm ộp! Lương Mập tới cự nự với ông thày bùa. Ông cho một thứ bùa khác cũng nhắm vào…bướm mà tấn công. “Lương Mập thắc mắc: “Sao bùa nào của thầy cũng nhằm vào bộ phận kín của phụ nữ?”. Lão nghiêm nét mặt: “Tôi còn cả trăm thứ bùa khác. Nhưng mục đích tối hậu của cậu chỉ nhằm vào cái đó nên tôi cũng nhằm vào chỗ đó mà cho bùa”. Lương Mập phân trần: “Tôi thương cô ta thiệt tình. Chứ đâu phải vì cái đó.” Lão lắc đầu: “Cậu lầm rồi. Nếu cô ta không có cái đó, cậu có thương không?” Lương Mập cứng họng. Trên đường về, nghiệm lại lời của lão thầy bùa, hắn hiểu ra rằng tình cảm trai gái đều bắt nguồn từ cái đó khác nhau mà thôi.”

Ờ hớ! Tại sao trai gái tìm tới nhau? Lão thầy bùa vậy mà cũng thông minh. Nếu thông minh hơn một chút, chắc lão sẽ nhận ra là chuyện này có nguyên ủy đàng hoàng. Đó là tính không…đàng hoàng của Con Tạo! Con Tạo đã ăn gian với ông Ford! Bởi vì khi sinh ra bướm, Con Tạo đã đồng thời sinh ra cho giống đực một cái nhũng nhẵng coi như cái credit card tha hồ cà mà khỏi phải thanh toán. Thế là cứ cà miết. Làm chi mà không đạt tới 98%!

Đàn ông như những con ong cần mẫn ưa đánh bạn với bướm. Chuyện ong bướm Con Tạo đã bày ra sẵn đấy rồi. Đánh chết cũng dính thôi. Muốn bao che làm sao rút cục cũng cứ…một cõi đi về!

“Em muốn lấy anh khí tượng thủy văn nhưng người đâu toàn tính chuyện mây mưa.
Em muốn lấy anh đầu bếp nhưng anh ấy hay đòi nếm trước.
Em muốn lấy anh thuế vụ nhưng anh ấy hay đòi xuống đòi lên.
Em không chê anh bán vé số nghèo hèn nhưng sợ anh hay cào hay bóc.
Em muốn làm vợ anh uốn tóc nhưng ngán bị đè cổ đè đầu.
Em tính chọn kho bạc làm dâu nhưng sợ anh hay săm soi thiệt giả!”

Đụng cửa nào cũng gặp anh nhũng nhẵng! Không nhũng nhẵng đâu còn nam nhi chi trí! Gặp cơ hội là eo sách. Trong chiến tranh phận bướm tới vài chục bến nước lận. Đây là một bến. Thành phố Kontum trong những ngày nhốn nháo chạy loạn. Phi trường tràn ngập người, máy bay họa hoằn mới có. Người ta trả bất cứ giá nào để có một chỗ trên máy bay. “Trước mặt tôi, cách vài chục thước, bên cạnh hai thùng đốt rác hoen rỉ, một anh lính không quân trẻ giữ việc trông coi các phi vụ lên xuống đang lớn giọng khoe khoang chiến công chim gái của gã với một người đàn ông. Gã nói nói, cười cười một cách hồn nhiên thích thú, chiếc mũ binh chủng bạc phếch ngả nghiêng theo cái đầu không lúc nào đứng yên. Theo lời gã, liên tiếp mấy đêm qua, gã đều “cua” được những cô gái chịu theo điều kiện của gã, nếu muốn được lên máy bay mau lẹ, chắc chắn, phải thuận để gã...”Toàn thứ mới không à nghen”. Anh ta đoan quyết: “O-ri-zin” đàng hoàng chứ không phải đồ phế thải đâu.Có điều kẹt chỗ quá nên phải…bắn thế đứng!”. Gã cười hắc hắc. “Vậy mà cũng khoái lắm, chỉ mỏi đầu gối chút chút thôi”. (Kinh Dương Vương, Văn Học số 228, tháng 11&12/2005).

Trong chiến tranh, bướm đã trở thành một thứ tiền tệ xót xa, là một thứ phận nhục nhằn.

những người đàn ông khắp nơi đã hoan lạc rẻ rúng
trên những khóc cười của phận đàn bà Việt Nam
cái chết của những loài bướm mắc tội tông truyền
trên những đường cong chữ S có em rách bươm như những đường trinh con gái
thân xác em đã nhàu như chiếc áo lịch sử đã được cởi tới cởi lui hoang dâm

( Nguyễn Thị Thanh Bình )

Trong thời bình thì bướm là một nạn nhân của tiền tệ. Bướm được mang ra…mại dzô như bất cứ món đồ nào khác. Càng mơn mởn càng được giá. Nếu là bướm còn phong nhụy thì…hết xảy! Mấy anh Tàu là mấy anh bày đặt. Họ liên hệ chuyện lần đầu mở cửa của bướm với sự may mắn. May mắn thật hay đó chỉ là màn hỏa mù để bao che cho cái thú…xông đất mà anh nam nhi nào cũng muốn?

Ngày xưa các nữ nhân được dạy dỗ giữ bướm trong lồng cho tới khi động phòng hoa chúc, ngày nay tới tuổi trưởng thành mà con bướm vẫn trong lồng là một điều tủi hổ. Người ta la làng lên. Như cô Sarah DiMuro ở New York. Ngày 7 tháng 11 sắp tới là ngày sinh nhật 30 tuổi của cô. Cô sẽ ghi dấu ngày bắt đầu…băm bằng một hành động không giống ai. Cô tuyển ứng viên đưa cô từ bướm phong nhụy thành bướm…phong trần! Cô quả quyết là bướm của cô cho tới nay vẫn nằm yên trong cung cấm. Sinh ra trong một gia đình công giáo ở New England, DiMuro cho biết mãi tới năm 23 tuổi cô mới lần đầu tiên hôn bạn trai, bởi vì cô học trong một Đại Học dành riêng cho nữ. Tại Manhattan, cô sống trong một khách sạn toàn quý bà quý cô. Báo chí, truyền thanh, truyền hình vớ được chuyện lạ rêu rao ầm ỹ. Khuôn mặt cô xuất hiện trên truyền thông là một khuôn mặt dễ nhìn, vui tươi. Bởi vậy nên dư luận mới xôn xao là tại sao, bình thường như vậy mà mãi tới giờ này cô vẫn chưa bước qua cánh cửa hẹp của bướm hóa thân! Người thì cho đây là một câu chuyện vui vẻ, hết sức fun của thời đại chúng ta. Người thì chỉ trích DiMuro là kẻ kiếm chuyện để…nổi tiếng. “Gái 29 tuổi mà vẫn còn trinh, rồi bỗng dưng quyết định phá bằng cách mồi chài những kẻ lạ mặt qua một tạp chí là loại người gì?”. DiMuro không khơi khơi làm chuyện giật gân. Cô cho biết là giây phút thường là rất riêng tư “cấm ngoại thủy không ai được biết” này sẽ có thể được đưa lên truyền hình! Chẳng lẽ đây là một chuyện buôn buôn bán bán kiểu Thế Kỷ 21?

Bướm là một sinh vật mảnh mai, nhu mì. Bướm chẳng bao giờ biết cắn. Có đúng không? Bác sĩ chuyên khoa nam học Nguyễn Thành Như thuộc bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, cho biết là chính ông đã được nghe kể chuyện bướm giữ rịt không chịu nhả “chàng” ra. Nghe kể như vậy nhưng Bác sĩ Như không tin. Một khi bướm đã há miệng thì nhập mới khó chứ xuất thì là chuyện đương nhiên. Cửa bao giờ cũng rộng mở. Chàng thì sau khi đã nhả tơ thì ắt tự động thu mình nhỏ lại làm sao mà chẳng lách ra được. Hơn nữa, bướm thực chất không phải là một khối cơ mà là một ống niêm mạc, có khả năng co giãn rất lớn đủ để cho một bào thai ra đời thì làm sao mà co kéo “chàng ơi chàng ở chớ về” được! Bác sĩ Như, chắc trong lúc vui tính, cũng cho biết thêm là khi còn là sinh viên, ông đã được một ông thầy chỉ mẹo để lui quân. Chàng chỉ việc đưa một ngón tay vào cái nơi bài tiết của nàng là bướm hết…răng liền!

Không biết cắn nhưng bướm có thể vật chết người như không. Chuyện giết người…trên ngựa là chuyện có thật. Dân gian ngày xưa cho rằng muốn tránh tội…sát nhân thì chỉ cần lấy một vật nhọn đâm vào đốt xương cùng của…kỵ mã là ngon lành. Bởi vậy nên khi con gái về nhà chồng, mẹ thường giắt cho con cây trâm nhọn để cài tóc nhưng ý là đưa cho con một dụng cụ phòng thân trong chốn tình trường. Cây trâm có phải là cây trâm thần không? Theo Tây y thì cây trâm trong trường hợp này chỉ có thể giúp làm tỉnh giấc những người do mệt quá hay say quá sau một ngày cưới hỏi thôi. Còn nếu do quá xúc động hay trong người có sẵn bệnh tim mạch hoặc trong người đang yếu lại tưởng mình khỏe, đường ta ta cứ đi, mà gục trên lưng ngựa thì đừng trâm triếc lôi thôi cho mất thời giờ. Cứ nhấc điện thoại, bấm số 911 cho chắc ăn!

Lẫy lừng như vậy, bướm còn làm tới hơn nữa. Nó tham gia chuyện…quốc sự. Học giả Hồ Hữu Tường là một cây viết không thiếu chất…phiếm. Trong cuốn hồi ký “41 Năm Làm Báo” ông dùng ngòi bút phóng túng và hài hước để vẽ ra những chân dung hết sức sống động của các nhà chính trị, các nhà báo cùng thời với ông. Trong phần nói về nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, ông gài bướm vào lối dạy các thanh niên phân biệt Cộng Sản Đệ Tam và Đệ Tứ của nhà cách mạng nhiều chất hóm hỉnh này. Nguyễn An Ninh giảng:

“ Mấy em còn nhỏ, chưa biết vợ con. Thế nào ra đời rồi cũng phải cưới vợ. Vậy để qua dậy cho mấy em học làm chồng có lẽ có ích lợi hơn là học làm cách mạng với mấy anh đó, nói cái gì mà mấy em không hiểu. Đây qua hỏi các em vậy chứ l… có mấy lỗ? Đừng có cười chớ! Các em làng chàng, không học bài căn bản này, rủi làm bậy vợ nó chết thì làm sao?
Mấy cậu thanh niên ngơ ngác nhìn nhau, thì Ninh dạy:
- L… có ba lỗ, một cái lỗ để đái, một lỗ để đẻ và một lỗ để đ… Các em phải thuộc cái đó bằng không thì không được đa!
Bọn trẻ cười lăn, nhưng cũng nghe Ninh kết luận:
- Ừ thì Đệ Tam một lỗ, Đệ Tứ một lỗ, và con đường dân tộc cũng một lỗ. Các em làng chàng đi sai đường thì không khác nào cưới vợ mà đ… sai lỗ vậy.
……………..
- Ừ thì các em cứ cười cho đã đi, rồi nghe qua nói một câu nầy. Tất cả con trai cưới vợ, nào để nhìn nó đái? Nhà nghèo, thêm sợ nó đẻ. Chỉ muốn cưới vợ vì cái chuyện vợ chồng mà thôi. Thì Đệ Tam hay Đệ Tứ gì thì cũng ví như đái và đẻ. Chớ toàn dân thảy đều muốn cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng dân tộc mình khỏi gông cùm ngoại bang. Có phải vậy không?”

Bướm leo lên chót vót, với tới chính trị. Riêng tôi vẫn cứ thích bướm vờn vã với thơ văn. Nghe nó nhởn nhơ hơn. Hãy nghe nhà thơ Quan Dương nói chuyện phải quấy với con bướm của ông.

Ngày em chưa biết điểm trang
Như hoa còn búp xanh rờn ngây thơ
Tôi con bướm đực còn tơ
Đậu trên búp nụ tỉnh bơ. Ngu đần
Nước trôi lách kẽ ngón chân
Búp xanh đã nở nụ hồng mãn khai
Biết soi gương kẻ chân mày
Biết chôn tuyệt tích thơ ngây xuống mồ
Tôi vừa cũng hết dại khờ
Biết đau khi vẫy tay chia cuộc tình
Bây giờ em đã thành tinh
Bao nhiêu bướm khác chực rình chung quanh
Ngày xưa đậu búp em xanh
Ngu không hút nhụy nay đành… chắt răng!

Ơ lạ chưa! Bướm nào mới là bướm? Bướm anh hay bướm em? Ngày xưa ông Trang Chu cũng tẩu hỏa nhập ma như vậy. Ông cứ đấm ngực tự hỏi Trang Chu hóa bướm hay bướm hóa ra Trang Chu. Chắc phải mời me-sừ Trang Chu về để hỏi cho ra lẽ!

09/2006