Chí
Chuông
Đá
Đạo
Dị
Điện
Gả
Gầy
Giữa
Hắt
Hôn
Lái
Lão
Mũi
Nem
Ngẫu
Ngáy
Nghề
Ngứa
Nguội
Nguy
Nhám
Nhất
Nuôi
Phởơơơ
Quậy
Tắm
Tán
Tem
Thú
Tim
Trăm
Trúng
Tụt

Xìu
Xuân

 

XÌU

Đây là câu chuyện của anh Jochen M. Anh còn đang soan. Đàn ông ba chục tuổi đang là đúng độ. Anh làm quen được một cô gái. Đi ăn, đi dạo công viên, ghé quán uống một ly rượu. Họ lâng lâng trong cảm giác tuyệt vời. Hai người dìu nhau về phòng. Anh Jochen không nhớ ai dìu ai. Chuyện phải đến đã đến. Họ đã dìu nhau đi một quãng đường dài nhưng đường đi không tới. Nỗi khao khát của anh dâng lên tới cổ nhưng nó dừng lại ở phần dưới, nơi hiện diện của một…cọng bún. Anh luống cuống. Cô bạn gái sững sờ. Họ ôm nhau một lúc nữa. Rồi anh nhận được một lời an ủi từ cô bạn: chuyện như vậy vẫn thường xảy ra, rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó!

Sự kiện đáng mắc cở như vậy chưa bao giờ xảy ra với Jochen. “Trước đây, tất cả với tôi diễn ra hoàn toàn bình thường.” Anh đoán tại anh bị stress. Cứ sáng sáng 8 giờ phải có mặt ở sở, về tới nhà thì đã 8 giờ tối. Vội vội vàng vàng, stress quá đi chứ! Nghĩ vậy nhưng anh chẳng dám tâm sự với ai. Anh nghĩ tự mình có thể vượt qua được. Anh hẹn lại với cô bạn. Kết quả: vẫn... bún. Không có gì phấn khởi cả. Anh hoảng loạn. Cố vớt vát, anh làm quen với bạn gái khác. Vẫn chun choen oặt oẹo! Anh điên tiết thử nữa. Ba cô bạn gái tiếp theo cũng không cải thiện được tình thế. Anh nhớ tới cảm giác khủng khiếp khi nằm cạnh những thân hình mềm mại. Anh ngắm nhìn tấm lưng trần tuyệt vời, chờ cây kim đồng hồ nhích dần cho tới sáng. Từ đó, anh sợ bạn gái. Anh không dám đi chơi. Vào siêu thị, thấy quả dưa leo trên kệ, anh cũng không dám nhìn lâu. Anh vùi đầu vào cái ti vi mỗi tối. Phải hai năm sau anh mới có can đảm bước qua ngưỡng cửa phòng mạch bác sĩ.

Tiến sĩ Axel-Jurg Potempa, chuyên gia tiết niệu học ở Munchen, Đức, không lạ gì với những chuyện đại loại như chuyện của anh Jochen. Ông đã điều trị khoảng 5 ngàn người như vậy. Theo ông thì nguyên tại Đức đã có khoảng 10 triệu ông ít nhất có một lần mất uy tín như thế. Và có khoảng từ 5 đến 8 triệu ông thường xuyên ở trong tình trạng trên bảo dưới không nghe. Trên thế giới số các ông không làm tròn bổn phận đánh đông dẹp bắc vào khoảng 150 triệu! Theo dự đoán của Potempa thì đến năm 2025, thế giới sẽ có tối thiểu 320 triệu quân tử bị…giải giới. Thật phí của trời!

Nguyên do vì sao mà một công việc người này làm dễ dàng như ăn phở người khác lại hì hục không xong? Trước thập niên 1970 tình trạng thằng em không chịu vâng lời thằng anh này hầu như được qui trách cho nguyên nhân tâm lý. Cái đầu không ổn thì cái nhũng nhẵng đình công không chịu làm việc. Ngày nay, y học tiến bộ nhiều, người ta thấy anh chàng tâm lý bị oan. Chỉ có khoảng 25% là do nguyên nhân tâm lý hoàn toàn. Còn 75% là có nguyên nhân thực thể như bệnh đái đường, bệnh Parkinson, xơ cứng động mạch, bệnh về thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh xưng khớp, lão hóa, thuốc lá, rượu, stress, thiếu hụt hormone testosterone. Tình trạng mất nam nhi tính cũng thay đổi tùy theo độ tuổi. Trong độ tuổi 40 có khoảng 40%, lên tới độ tuổi 70 thì 70% có vấn đề.

Cứ tưởng tượng trên thế giới có 150 triệu anh chàng Jochen! Thật là một sự phí phạm tài nguyên lớn lao. Muốn khôi phục khối tài nguyên này, có hai cách. Thứ nhất là chữa về tâm lý, thường lâu dài mới có hiệu quả. Thứ hai là dùng thuốc. Bây giờ thì cứ Viagra mà thẳng tiến! Anh Jochen đã theo cách thứ hai. Anh tung hô thứ thần dược này như sau: “Nhờ Viagra, tôi đã được sinh ra lần thứ hai!”

Viagra thôi sao? Dưa hấu cũng ngon lành vậy! Dưa hấu? Vâng, chính hắn, thứ dưa hấu bán đầy rẫy ngoài siêu thị đó! Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện trong dưa hấu có chứa nhiều citrullin tương tự như dược chất sildenafil citrat của Viagra. Vậy thì, thay vì uống Viagra, cứ chơi luôn dưa hấu, vừa ngon, vừa làm thuốc, tiện cả đôi đàng. Chỉ có một điều hơi phiền là phải chén luôn ba trái dưa hấu mới bằng một viên thuốc Viagra. Ba trái dưa hấu óc ách trong bụng thì cách gì mà ngựa phi đường xa! Nhưng tin vui đến từ tiểu bang Arizona. Một công ty dược chất thiên nhiên đã cô đọng ba trái dưa hấu trong một viên thuốc. Ực một cái giống như uống Viagra vậy thôi. Tên thuốc: Stimulin. Thuốc được chế tạo bằng ruột dưa hấu nên tuyệt đối an toàn cho cơ thể. Đó là quảng cáo của dược phòng, không liên quan gì đến tôi!

Nói tới những biệt dược của phòng the thì không thể làm lơ được ông vua Minh Mạng. Bài thuốc “nhất dạ ngũ giao sinh lục tử” của ông đã trở thành huyền thoại làm nức lòng nhiều bậc quân tử. Chính bản bài thuốc này đã thất truyền. Những bản còn lưu truyền đến ngày nay đều là những bản mô phỏng. Tôi có trong tay bản do Bác sĩ Nguyễn văn Dương, chuyên gia về y học cổ truyền, sao chép lại. Thôi thì cũng cứ chép lại. Nói là chép có nghĩa là không bảo đảm. Ai có can đảm thì cứ việc thử, trách nhiệm nằm trong tay ông trời! Thục địa, đào nhân mỗi thứ 40gr; sa sâm, đại táo mỗi thứ 30gr; bạch truật, đương qui, phòng phong, bạch thược, trần bì, xuyên khung, cam thảo, phục linh mỗi thứ 24gr; tần giao, tục đoạn, mộc hoa, kỳ tử, thương truật, độc hoạt, khương hoạt, bắc đỗ trọng mỗi thứ 16gr; đại hồi, nhục quế mỗi thứ 12gr; đường phèn 3 lạng. Ngâm trong 450ml rượu nếp ngon, uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần một ly nhỏ 30ml. Tối trước khi đi ngủ có thể uống thêm một ly nhỏ. Phải uống hàng tháng mới có ép-phê!

“Thốc kê hoàn” là một loại biệt dược khác. Cũng…vua chúa. Còn hơn bài thuốc Minh Mạng nữa vì đó là sản phẩm mà Võ Tắc Thiên thường dùng. Bà hoàng chịu chơi này khi đã quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý đã giảm, bèn cho vời ngự y tới để chế thuốc hồi xuân. Ngự y dâng thuốc, Võ Tắc Thiên thấy hiệu quả nên ngày nào cũng dùng. Quan Thái Thú Lã Công Đại khi đó đã bảy chục tuổi lại bất lực nên không có con, thấy thuốc hay bèn uống theo. Ông có liền ba cậu con trai. Thấy đã đủ, ông không uống nữa, vứt thuốc ra vườn. Một chú gà trống thấy tiếc của trời vội xà tới mổ hết sạch. Mổ xong chú trống vội chạy đi đạp mái. Chú leo lên lưng gà mái mấy ngày không xuống làm gà mái trọc hết đầu. Vì vậy mới có tên thuốc là “thốc kê hoàn”. Thốc có nghĩa là trọc đầu! Bài thuốc này tôi cũng có nhưng, bắt chước cô gái đi chơi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp: nhưng chả chép vào đây!

Ngoài tâm lý trị liệu, thuốc uống, còn một lối thứ ba nữa để giúp…đề máy: giải phẫu. Ngay tại Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Thành Như của bệnh viện Bình Dân đã hoàn tất ca phẫu thuật đầu tiên vào đầu tháng 9/2006. Bệnh nhân là một người bị tai nạn giao thông nặng, gây tổn hại đến động mạch thể hang. Do đó, máu không được dẫn tới đủ để chú bé ngẩng đầu hùng dũng được. Bác sĩ Như đã nối lại động mạch này, đường xá thông suốt, ngựa phi đường xa như thường.

Chuyện dao kéo là chuyện nay, xưa làm gì được vậy! Bó tay chăng? Không! Trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” của tác giả Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật tên Cam bị tra tấn trong tù. Cai ngục “lấy hai thanh tre kẹp vào hai quả cà của người đàn ông. Rồi hắn bóp, mới đầu còn nhẹ, sau rồi nặng tay. Cho đến lúc ông Cam hét lên như xé trời và ngất lịm. Hai quả cà của Cam đã bị vỡ nát. Cái bìu bị sưng lên to như cái ấm giỏ và tím ngắt. Cam sốt mê man gần mười ngày, không ăn một hạt cơm, chỉ uống nước. Không biết sức chịu đựng của Cam phi thường đến thế nào mà sau đó vết thương của anh dần dà tự khỏi. Từ đấy có điều lạ vô cùng là con chim của anh co lại và rút vào trong bụng”. Vậy là rồi đời. Nam nhi chỉ trông cậy vào cái vật nho nhỏ để ra dáng một nam nhi, nay chui tọt vào trong bụng gọi không ra thì chỉ có…ăn trét! Ông Cam dĩ nhiên không dám đèo bòng khi đã được thả ra khỏi tù ngục. Nhưng những trớ trêu của lịch sử thời Pháp thuộc đã đẩy ông vào hoàn cảnh khó xử. Ông phải lấy người đàn bà tên Ngát để cứu mạng sống của bà. Lấy là lấy vậy thôi chứ đêm cũng như ngày chẳng có chuyện gì có thể xảy ra được. Nhưng bất thần bà Ngát sanh được một bé trai. Không! Nhất định không có sự điêu ngoa gì nơi người đàn bà này. Rõ ràng là con ông Cam. Làm sao mà có được phép lạ như vậy? “Có gì đâu! Hàng đêm bà Ngát vẫn kiên trì chữa trị cho ông. Chỉ có mình bà mới chữa như thế được thôi. Tức là bà ta bế đầu ông lên, cho ông bú như mẹ cho con bú. Rồi một tay bà xoa vào lưng ông, tay kia bà kéo cái chim ra. Đau đấy, nhưng có cái vú bú, và có cái tay xoa lưng ông cũng đỡ đau phần nào. Tôi còn nghe nói có bận bà kéo mạnh quá ông đau điếng, cắn chảy máu cả vú bà. Cứ như thế, mỗi ngày một ít, cuối cùng con chim chui hẳn ra. Và thế là ông Cam khỏi bệnh. Ông ta mừng đến phát khóc, ôm lấy vợ và nói: Bà đã sinh lại ra tôi lần thứ hai.”

Câu nói của ông Cam ngày xưa y chang như câu nói của anh Jochen ngày nay. Ông Cam nhờ bà vợ, anh Jochen nhờ Viagra. Cả hai đều tưởng cuộc đời đã bế mạc. Mỗi người một cách. Ông Cam thì vì tai nạn, anh Jochen thì vì bệnh tật. Cả hai đều lấy lại được phong độ đàn ông. Cả hai đã được tái sinh!

Cũng như ông Cam nhưng nguyên do thì khác là những người bị teo…mầm xuân. Đời sống ngày nay là một cuộc tranh sống tất bật. Con người có nhiều mối lo và thường xuyên đối mặt với sự căng thẳng. Nếu sự căng thẳng này trở thành mãn tính và xảy ra trong một thời gian dài thì cơ thể sẽ tạo nhiều adrenalin hơn. Khi chúng ta lo lắng, sợ hãi, buồn phiền thì adrenalin cũng được tiết ra thêm. Cơ thể của chúng ta được quân bình là do hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh này có hai phần: hệ trực giao cảm và hệ đối giao cảm. Khi chúng ta lo âu, sợ hãi thì cơ thể sẽ có phản ứng. Phản ứng này do hệ trực giao cảm chỉ huy qua trung gian adrenalin. Adrenalin sẽ làm nở con ngươi, kích thích hạch nước mắt, gia tăng mồ hôi, tăng nhịp đập của tim, ngừng sự co giãn các cơ của bàng quan, giảm các hoạt động tiêu hóa v…v…Trong khi đó, hệ thần kinh đối giao cảm thì tác động ngược lại: làm mắt mở to, tim đập mạnh, thở hổn hển v..v… Riêng đối với chú em nhỏ ở phía nam thì dưới tác dụng của adrenalin, các cơ trơn trong các thể hang và các cơ trơn bao quanh các mạch máu trong chú nhỏ sẽ bị co thắt lại thường xuyên hơn, dai dẳng và liên tục hơn. Sự co thắt này làm giảm lưu lượng máu tới chú nhỏ làm chú nhỏ… nhỏ đi. Chú nhỏ biếng nhác, không chịu ngóc đầu dậy, mềm như sợi bún, công tác yếu xìu chẳng đi tới đâu! Chứng teo này thường xảy ra ở những người bị tổn thương hay bị thiến hoạn tinh hoàn hoặc tinh hoàn bị dị dạng. Mặt khác những người bị bệnh đái đường có biến chứng, bị stress kéo dài, bị cao huyết áp nhiều năm dẫn đến tổn thương mạch máu hay thần kinh cũng là những…ứng viên khả dĩ của teo! Những người thủ dâm nhiều làm cho các thể hang bị tổn thương do ma sát khiến các tế bào, cơ vòng bị chai hóa đi, mất dần khả năng đàn hồi cũng dễ teo! Nói chung chung như vậy người ta không cảm thấy sự xốn xang của mất mát. Nhưng nhìn vào mỗi trường hợp, đây là một niềm đau khổ miên man. Như nhân vật nam trong truyện ngắn của Nguyễn Văn Ninh: “Ngày tôi còn đi học, mỗi lần mót tôi phải lẩn tránh bạn bè, tôi đi vào nơi mà bạn bè không vào. Nhìn xung quanh không thấy ai tôi mới kéo quần, tè. Cho đến thời sinh viên tôi không dám mặc quần đùi, mỗi lần đi tắm là tôi rất khổ sở. Tôi cứ phải chờ cho người ta tắm xong rồi mới lần lần xuống tắm, thay quần cứ phải vội vội vàng vàng, chưa kéo được quần ướt ra là mặc ngay quần khô vào. Người ướt sũng nước thấm ra quần khô khiến cho cái quần loang lổ như tờ báo… Không ai hiểu ông bằng ông, mà chính bản thân ông cũng không hiểu ông. Sau này, mỗi lần đi nghỉ mát, ai nấy đều mặc quần xịp, quần bơi, ông mặc quần đùi. Hôm nay, một mình ông ngồi trong phòng kín mà ông thiếu tự tin…Thôi, ta vào toa lét là xong. Ông đóng cửa toa lét rồi kiểm tra đi kiểm tra lại vài lần. Yên trí. Tám cái gương trong toa lét soi cái thân ông. Ông nhìn thấy mình, ông được nhân đôi lên. Không những thế, ông còn được nhân lên thành tám. Trong con người đứng trước gương đây, cái mà ông ưng ý nhất lại là cái mà ông chán nhất. Người mình chẳng kém gì một vận động viên nhưng sao nó lại như chẳng ăn nhập gì cả. Chẳng có sự cân bằng nào cả. Chán. Càng nhìn lại ông càng thất vọng. Sự thất vọng càng nhiều nó lại tác động ngay vào cái ấy. Cái ấy cứ teo lại như cái gai tre. Chán! Chán không cơ chứ. Bây giờ ông mới hiểu. Vợ ông, người tình của ông chỉ thích sờ ngực, sờ đùi, sờ tay. Hết. Ông sụp đổ. Ông thấy phía trước đối với ông thật là vô nghĩa.” (Em Như Cỏ Non, Hợp Lưu số 84, tháng 8 & 9/2005).

Đầy đủ lệ bộ nam nhi nhưng cũng thuộc loại không ra gì là thứ mà dân gian gọi là “khóc ngoài quan ải”. Công thành mà mới tới cửa thành đã hết đạn dược thì đánh đấm chi! Đó là tình trạng cười đau khóc hận làm ngỡ ngàng cả chàng lẫn nàng. Sao chàng lại…hư quá như vậy? Có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân tâm lý thường được nhắc tới nhiều. Tình trạng “chưa đi chợ đã hết tiền” thường là do quá xúc động không kềm chế nổi. Có thể là lần đầu tiên biết sự tình, có thể là do phong tục tập quán, tín ngưỡng hay mâu thuẫn trong hôn nhân. Cũng có thể do một số bệnh mạn tính, do suy giảm tình dục hay do thủ dâm. Ngoài ra việc quá nhạy các hạch thần kinh quanh vùng kín làm súng cướp cò nổ tầm bậy tầm bạ cũng là một nguyên nhân. Tìm ra nguyên nhân thì dễ nhưng chữa trị không phải là việc dễ. Có thể dùng thuốc: thuốc uống hoặc thuốc xoa. Có thể dùng phẫu thuật làm giảm sự mẫn cảm ở vùng kín. Nhưng trị liệu tâm lý là phương cách quan trọng. Cách trị liệu này cần sự hợp tác của người phối ngẫu trong cả hai kỹ thuật thông thường ngày nay: kỹ thuật Seman và kỹ thuật Stop-Start. Tựu trung đó là phương cách huấn luyện để kiểm soát được cảm xúc, giám sát sự nhạy cảm của người chồng.

Hình như bản năng săn bắt và chinh phục từ ngàn xưa vẫn còn rơi rớt lại nơi người nam. Họ luôn luôn muốn chứng tỏ sức mạnh của họ. Sức mạnh của con…chim có lẽ là sức mạnh hiển nhiên nhất mà người nam muốn bày tỏ cho mọi người thấy. Vậy mà do những trục trặc ngoài ý muốn, sức mạnh thiết yếu này mềm như bún. Bảo sao mà không…ưu tư được! Nhất là đối với những người có ưu thế qui tụ được những bóng hồng xung quanh. Như những nhà thơ chẳng hạn. “Giai thoại làng thơ đã kể chuyện một thi sĩ tiền chiến vẫn được đời ca tụng là vua của thơ tình (ngôi vị xứng đáng đó, nhờ các tập thơ ông làm thời trẻ, đến nay vẫn chưa ai đoạt khỏi tay ông), nhưng ông vua tình yêu ấy lại có một nỗi khổ tâm riêng. Ông “đề máy” không nổ. Chạy chữa thuốc thang đủ cách, có lần qua tận thủ đô Liên Xô châm dầu thay nhớt, thay vít lửa, máy nổ lại. Về quê hương máy lại tắc tị, làm khổ lây những phụ nữ đồng hương lỡ mê thơ tình của ông, dại dột tưởng thơ tức là người!” (Nguyễn Mộng Giác, Mùa Biển Động 4). Làm thơ coi bộ…nguy hiểm! Các bạn tôi nhiều người làm thơ nhưng không thấy ai nói gì về những vụ đề máy không thành công. Ai khảo đâu mà xưng! Tôi mang chuyện hỏi ông bạn thơ Luân Hoán, nay đã là thành viên của câu lạc bộ ăn tiền già, ông cười khì khì phát cho một bài thơ.

thừa bàn tay 
thọc túi quần 
gặp em 
vấp ngọn núi sừng sững nghiêng 
đứng kề bên lá-thuốc-tiên 
sao nghe tâm bệnh 
đảo điên hơn nhiều.

05/2007